Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc xâm lược Ba Lan (1939)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32:
Tuy nhiên, trong thời gian đầu nắm quyền, Hitler lại có chính sách thân thiện với Ba Lan để cùng chống lại Liên Xô. Ba Lan cũng có chủ trương hợp tác với Đức để cùng chống lại Liên Xô, thậm chí nước này phản đối các nỗ lực của Pháp và Tiệp Khắc để đưa Liên Xô vào một mặt trận chung chống lại nước Đức phát xít. Ngày [[26 tháng 1]] năm [[1934]], Ba Lan và Đức đã ký [[Hiệp ước Ba Lan - Đức|Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau]], trong đó hai nước đã tạm thời dàn xếp vụ tranh chấp vùng [[Gdańsk|Danzig]], đồng thời thảo thuận về việc đánh chiếm các lãnh thổ tại [[Tiệp Khắc]].
 
[[File:Bundesarchiv Bild 183-B0527-0001-293, Warschau, Empfang Goebbels bei Marschall Pilsudski.jpg|thumb|rightleft|270px|Thủ tướng Ba Lan [[Józef Piłsudski]], Bộ trưởng tuyên truyền Đức [[Joseph Goebbels]] gặp nhau ở [[Warsaw]] ngày 15/6/1934, 5 tháng sau khi Ba Lan và Đức ký Hiệp ước]]
Năm 1938, sau [[Hiệp ước München|Hiệp ước Munich]] ký với Anh-Pháp, Đức đem quân tiêu diệt [[Tiệp Khắc]]. Căn cứ theo Hiệp ước năm 1934, Ba Lan yêu cầu rằng ''"nếu Hitler chuẩn bị chiếm vùng lãnh thổ Sudetenland thì Ba Lan cũng phải có phần là khu [[Teschen]] của Tiệp Khắc. Nói cách khác, nếu Hitler được gắp khúc thịt, thì người Ba Lan chí ít cũng phải được xơi bìa đậu”''.Đức đồng ý với đề nghị của Ba Lan. Vậy là hùa vào cùng Đức, Ba Lan xông vào để xâu xé lãnh thổ của Tiệp Khắc. Ba Lan đã chiếm của Tiệp Khắc gần 1.700 kilômét vuông chung quanh [[Teschen]] với 228.000 dân, trong số này có 133.000 người Séc. Nhiều người Tiệp Khắc về sau đã căn cứ vào sự việc này để cáo buộc chính phủ Ba Lan đồng lõa với quân xâm lược [[Phát xít Đức]], bất chấp chính phủ Ba Lan đã liên tục tìm cách phủ nhận<ref name="Watt 1998, 386">Watt 1998, 386.</ref>.
 
Tuy nhiên ngay sau đó, mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan ngày càng xấu đi nhất là sau khi sức mạnh [[quân sự]] của Đức Quốc xã ngày càng gia tăng. Đức muốn thiết lập một đường [[biên giới]] mới với Ba Lan nhằm đưa vùng [[Đông Phổ]] bị tách rời khỏi nước Đức bởi "[[Hành lang Ba Lan]]" trở lại, ngoài ra còn muốn giành quyền kiểm soát thành phố Danzig. Danzig là vùng đất của [[Đế quốc Đức]] trước [[Chiến tranh thế giới thứ nhất]] nhưng do Đế quốc Đức thua trận và tan rã nên vùng này thuộc quyền quản lý của [[Hội Quốc Liên|Hội quốc Liên]]. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1930, các cuộc tranh chấp và xô xát diễn ra ngày càng thường xuyên giữa người Đức và người Ba Lan sống tại đây.