Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Amiral Latouche-Tréville”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 23:
Trong khoảng thời gian ngắn tàu lưu ở Marseille, Văn Ba được phép lên bờ, thăm viếng bến Cảng [[Cannebière]]. Sau đó tàu nhổ neo đi tiếp đến [[Le Havre]] ngày [[15 tháng 7]] năm 1911 để rồi đến [[Dunkerque]] để sửa chữa tu bổ trong hơn 40 ngày. Tại đây, Văn Ba được thuyền trưởng Louis Édouard Maisen cho phép được tự do ít ngày, sau đó về tư gia của ông tại [[Sainte Adresse]] để phụ việc làm vườn. Cũng trong dịp này, Văn Ba có lần đến Paris với mục đích tìm gặp cụ [[Phan Châu Trinh]] để tìm kiếm sự giúp đỡ.
 
Sau khi tàu Amiral Latouche-Tréville được tu bổ xong, Văn Ba lại theo thủy thủ đoàn của Louis Édouard Maisen tiếp tục cuộc hành trình đi [[Châu Mỹ]], qua ngả bờ tây [[châu Phi]], nơi tập trung đa số các thuộc địa Pháp ([[Bờ Biển Ngà|Côte d'Ivoire]], [[Gabon]], [[Mauritanie]], [[Sénégal]],v.v), mỗi nơi sẽ phải cập cảng khá lâu, nên Văn Ba lại có dịp tham quan thoải mái các nước thuộc địa này. Rời châu Phi, con tàu lại vượt biển xuôi Nam, qua [[Mũi Hảo Vọng]] để men theo bờ đông châu Mỹ, lần lượt viếng [[Argentina]], [[Uruguay]], [[Paraguay]] kế đó là [[Brasil|Brazil]], rồi tiểu [[Antilles]], để cuối cùng đến [[Hoa Kỳ|Mỹ]] vào đầu tháng 12 năm 1912. Tại Mỹ, Văn Ba đã gởi một bức thư từ [[Thành phố New York|New York]] cho Khâm sứ [[Trung Kỳ]] ngày 15 tháng 12, ký tên ''Paul Tathanh''. Rời New York, tàu cập cảng [[Boston]] và quay về Le Havre vào đầu năm 1913, Tất Thành qua [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh quốc]] và lưu ngụ bên đó trong bốn năm (1913- cuối 1916).
 
==Chú thích==