Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hươu xạ Cao Bằng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Đã lùi lại sửa đổi 51383590 của 2402:800:6314:C980:54B6:29BA:7100:BBC2 (thảo luận) helo
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 24:
Chân cao hươu xạ cao, mảnh khảnh, chân sau dài hơn chân trước 1/3 nên khi đứng sau cao, trước thấp, lưng gù. Đực, cái đều không có sừng, không tuyến trước ổ mắt. Bộ lông dầy, lông dài xấp xỉ 3 cm, thô, hơi cứng, nhẹ, xốp, phần gốc thẳng màu trắng, phần trên uốn sóng và có băng màu nâu xám, vàng nhạt xen kẽ, tạo cho Bộ lông có màu nâu xám lấm tấm vàng rất đều, tứ chi có màu thẫm.
===Tập tính===
Hươu xạ Việt Nam ăn lá, chồi, nụ, hoa, cây rừng, các loại cỏ, đôi khi ăn quả, không ăn động vật. Hươu cũng ưa các loại hoa màu trồng trên nương, rẫy. Nhìn chung, hươu ăn các loại cỏ, lá, quả, rêu đá và địa y. Chúng thích nghi với sinh cảnh núi đá vôi, có khả năng leo trèo giỏi ở các vách núi đá thẳng đứng. Hươu xạ là loài hẹp sinh cảnh, chỉ ở núi đá vôi có độ cao 400–1000 m trên mặt biển, nơi có độ dốc lớn và hiểm trở. Hươu ưa rừng thưa, có tầng cỏ quyết phát triển, ít ở rừng già, hoạt động chủ yếu vào chiều hôm và rạng sáng, thường từ 9h - 16h ban ngày, 19h - 4h đêm hươu nghỉ,
 
Hươu chỉ ghép đôi vào thời kỳ động dục.Sống khoảng 10 năm, thành thục sinh dục sau 2 năm tuổi. Hươu sinh sản gần như quanh năm nhưng chủ yếu sinh sản vào mùa thu - đông, chửa 5-6 tháng, mỗi lứa có thể đẻ 1-3 con. ghép đôi từ tháng 3-12, tập trung trong các tháng 6, 7, 8. Mang thai 185-195 ngày; đẻ từ tháng 9, đẻ nhiều vào tháng 12-2, trung bình năm đẻ 1 lứa/1 con.
 
==Tình trạng==
Ở Việt Nam Hươu xạ là loài hiếm, quý vì có tuyến xạ. Xạ Hươu là chất định hương tuyệt hảo và là dược liệu quý. Hươu dễ thuần dưỡng, có thể [[Nuôi hươu nai|gây nuôi]] để khai thác [[xạ hương]]. Hươu xạ ở Việt Nam có vùng phân bố hẹp, số lượng ít lại bị [[Săn hươu|săn bắt liên tục]], trong 10 năm số lượng đã giảm xấp xỉ 80%, hiện tại vẫn đang bị săn lùng ráo riết. ở nhiều địa phương chúng đã [[tuyệt chủng]]. Sách đỏ Việt Nam xếp Hươu xạ bậc E, tuy nhiên nhìn chung biện pháp bảo vệ còn kém hiệu lực. Một số khu bảo tồn thiên nhiên có Hươu xạ nhưng chưa có khu bảo tồn riêng cho Hươu xạ. Nghiên cứu gây nuôi khai thác xạ, cấm khai thác xạ tự nhiên.