Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Chu Ru”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 27:
Sau ngày [[30 tháng 4]] năm [[1975]], vùng dân tộc Chu Ru là một trong những vùng có phong trào thanh toán nạn [[biết chữ|mù chữ]] sớm nhất trong toàn tỉnh. Hiện nay, Chu Ru đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc này. Chu Ru còn được gọi là Chru có nghĩa là "xâm đất", ám chỉ những người mới di cư đến vùng đất mới. Ngoài ra, họ còn được các dân tộc lân cận gọi bằng những tên như: Ca-do, Kơ-du, P'nông-Chăm. Rất có thể, người Chu Ru và [[người Chăm]] xưa kia có chung một nguồn gốc.
 
[[Tiếng Chu Ru]] và [[tiếng Chăm]], đều thuộc [[ngữ chi Malay-Polynesia|nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia]]. Nếu so sánh về mặt ngữ pháp, ngữ âm và những từ vựng cơ bản của hai ngôn ngữ đó, người ta thấy mối quan hệ hết sức gần gũi (Nếu so sánh tỷ lệ quan hệ ngôn ngữ [[Tiếng Chu Ru|Chu Ru]] và [[tiếng Chăm|Chăm]]<ref>Nguyễn Văn Lợi, Sự phân loại và tình hình phân phối ngôn ngữ các dân tộc miền Nam nước ta, tạp chí Ngôn ngữ học 1-1997, tr.50, 52)</ref>. Về [[nhân chủng học]], người Chu Ru và [[người Chăm]] cũng có những đặc điểm chung, đều thuộc nhóm chủng tộc [[Người Austronesia|''Austronesia'']].. Về [[tín ngưỡng]] [[cổ truyền]] và [[văn học dân gian]], người ta càng thấy rõ hơn mối quan hệ thân thuộc đó. Theo số đông các cụ già người Chu Ru ở [[Lâm Đồng]], thì trước đây, họ vốn là một nhóm con cháu của [[người Chăm]], đã từng sinh sống ở vùng duyên hải [[Miền Trung (Việt Nam)|Trung Bộ]]. Nhưng vì lý do lịch sử nào đó, khiến cho một số người phải rời bỏ quê hương để tìm nơi đất mới. Những người di dần dấu tích ấy đã tự đặt cho mình tên gọi Chư Rư. Chính họ là những người đã mang theo nghề làm ruộng và làm [[gốm]] đến những địa bàn cư trú chủ yếu hiện nay của họ thuộc huyện Đơn Dương. Tại những nơi này, vẫn lưu tồn nhiều địa danh chứng tỏ điều đó.
 
==Kinh tế==