Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sirimavo Bandaranaike”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nuôi gia đình, công tác xã hội (1940-1959): chỉnh thứ tự nguồn cho khỏi lặp
Dòng 165:
 
=== Lãnh đạo phe đối lập (1965 - 1970) ===
Trong cuộc bầu cử năm 1965, Bandaranaike đã giành được một ghế trong Hạ viện từ Khu bầu cử Attanagalla.{{sfn|Parliament of Sri Lanka|2018}}{{sfn|Fink|1965|p=7}} Với việc đảng của bà giành được 41 ghế,{{sfn|''The St. Louis Post-Dispatch''|1965|p=20A}} bà trở thành Thủ lĩnh phe Đối lập, người phụ nữ đầu tiên từng giữ vị trí này.{{sfn|''Socialist India''|1974|p=24}}{{sfn|Skard|2015|p=14}} Dudley Senanayake đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng vào ngày 25 tháng 3 năm 1965.{{sfn|''The St. Louis Post-Dispatch''|1965|p=20A}} Ngay sau đó, vị trí thành viên quốc hội của Bandaranaike bị thách thức, khi các cáo buộc được đưa ra rằng bà đã nhận hối lộ, dưới hình thức một chiếc xe, khi còn tại chức thủ tướng. Một ủy ban đã được chỉ định để điều tra và sau đó bà đã được xóa án.{{sfn|Rajakaruna|1966|p=5}}{{sfn|Lelyveld|1967|p=6}} Trong nhiệm kỳ năm năm của mình trong phe đối lập, bà vẫn duy trì liên minh với các đảng cánh tả.{{sfn|Kidron|1969|p=3}} Trong bảy cuộc bầu cử bổ sung được tổ chức từ tháng 11 năm 1966 đến tháng 4 năm 1967, có sáu người đã giành chiến thắng thuộc phe đối lập dưới sự lãnh đạo của Bandaranaike.{{sfn|Lelyveld|1967|p=6}} Lạm phát liên tục, mất cân bằng thương mại, thất nghiệp và các cam kết viện trợ không thành hiện thực dẫn đến sự bất mãn lan rộng. Điều này được tiếp tục thúc đẩy bởi các biện pháp thắt lưng buộc bụng, làm giảm khoản trợ cấp gạo hàng tuần.{{sfn|Nossiter|1968|p=5}} Đến năm 1969, Bandaranaike đã tích cực vận động để trở lại quyền lực.{{sfn|Sims|1969|p=57}}{{sfn|''The Evening Sun''|1969|p=4}} Trong số các cam kết của mình, bà hứa sẽ quốc hữu hóa các ngân hàng nước ngoài và ngành xuất nhập khẩu, thành lập các nhóm giám sát để theo dõi tham nhũng của chính phủ và doanh nghiệp,{{sfn|''The Honolulu Star-Bulletin''|1970|p=2}},{{sfn|Phadnis|1971|p=271}} và tổ chức một Hội nghị Lập hiến có nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp mới.{{sfn|Phadnis|1971|p=268}}
 
=== Nhiệm kỳ thứ hai (1970 - 1977) ===