Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sirimavo Bandaranaike”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 176:
Bất chấp những nỗ lực của Bandaranaike để giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước, thất nghiệp và lạm phát vẫn không được kiểm soát.{{sfn|Phadnis|1971|p=274}} Chỉ sau 16 tháng nắm quyền, chính phủ của Bandaranaike gần như bị lật đổ bởi [[Cuộc nổi dậy của JVP ở Sri Lanka (1971)|cuộc nổi dậy Janatha Vimukthi Peramuna năm 1971]] của thanh niên cánh tả. Mặc dù nhận thức được lập trường hiếu chiến của Janatha Vimukthi Peramuna (Mặt trận Giải phóng Nhân dân), ban đầu chính quyền của Bandaranaike đã không xem họ là một mối đe dọa sắp xảy ra, coi họ là những người lý tưởng chủ nghĩa đơn thuần.{{sfn|Phadnis|1971|pp=274–275}} Vào ngày 6 tháng 3, phiến quân đã tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Colombo,{{sfn|Phadnis|1971|p=275}} dẫn đến tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 17 tháng 3. Đầu tháng 4, các cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát đã chứng tỏ một cuộc nổi dậy được lên kế hoạch rõ ràng mà quân đội nhỏ của Ceylon không được trang bị đầy đủ để xử lý. Kêu gọi các đồng minh hỗ trợ, chính phủ đã được cứu phần lớn nhờ chính sách đối ngoại trung lập của Bandaranaike. Liên Xô đã gửi máy bay để hỗ trợ chính phủ Ceylon; vũ khí và thiết bị đến từ Anh, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất, Hoa Kỳ và Nam Tư; vật tư y tế được cung cấp bởi Đông và Tây Đức, Na Uy và Ba Lan; tàu tuần tra được gửi từ Ấn Độ;{{sfn|''The Sydney Morning Herald''|1971|p=16}} và cả Ấn Độ và Pakistan đã gửi quân đội.{{sfn|Fathers|2000}} Vào ngày 1 tháng 5, Bandaranaike đã đình chỉ các chiến dịch tấn công của chính phủ và đưa ra một đề nghị ân xá, dẫn đến hàng ngàn người đầu hàng. Tháng sau đó một lệnh ân xá thứ hai đã được thi hành. Bandaranaike đã thành lập một Ủy ban Tái thiết Quốc gia để tái lập chính quyền dân sự và đưa ra một kế hoạch chiến lược để xử lý những người nổi dậy bị bắt hoặc đầu hàng.{{sfn|''The Sydney Morning Herald''|1971|p=16}} Một trong những hành động đầu tiên của Bandaranaike sau cuộc xung đột là trục xuất các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên, vì bà nghi ngờ họ đã xúi giục sự bất mãn cực đoan.{{sfn|Phadnis|1971|pp=275–276}} Câu nói ''"Bà là người đàn ông duy nhất trong nội các của mình" -'' được quy cho các đối thủ chính trị của bà trong thập niên 1960 -{{sfn|McIntyre|1967|p=227}} nổi lên trong thời kỳ nổi dậy,{{sfn|Fathers|2000}} khi Bandaranaike chứng minh rằng bà đã trở thành một "lực lượng chính trị đáng gờm".{{sfn|de Alwis|2008}}
 
Tháng 5 năm 1972, tên Nhà nước Tự trị Ceylon được đổi thành [[Sri Lanka|Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka]] và Hiến pháp mới đã được phê chuẩn. Mặc dù đất nước vẫn nằm trong Khối thịnh vượng chung, vương quyền của Nữ hoàng Elizabeth II không còn được công nhận. Theo hiến pháp mới, Thượng viện, bị đình chỉ từ năm 1971, đã chính thức bị bãi bỏ và Quốc hội một viện mới được thành lập, kết hợp quyền lực của các cơ quan hành pháp, tư pháp và lập pháp trong một cơ quan. Hiến pháp công nhận vị trí thống trị của Phật giáo trong xã hội, mặc dù nó bảo đảm sự bảo vệ bình đẳng cho Phật giáo, Kitô giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Hiến pháp không bao hàm một đạo luật về những quyền không thể xâm phạm, công nhận Sinhala là ngôn ngữ chính thức duy nhất, và không có "yếu tố liên bang". Hiến pháp mới cũng kéo dài hai năm nhiệm kỳ của Bandaranaike, đặt lại nhiệm kỳ năm năm bắt buộc của Thủ tướng Chính phủ trùng với việc thành lập nền cộng hòa. Những giới hạn này gây ra mối lo ngại cho các nhóm khác nhau của dân chúng, đặc biệt là những người không yên tâm về sự cai trị độc đoán và dân số nói tiếng Tamil. Trước khi hết tháng, sự bất mãn leo thang trước khi dẫn đến việc thông qua Dự luật của Ủy ban Thẩm phán, thành lập các tòa án riêng để đối phó với quân nổi dậy bị cầm tù từ năm trước. Những người phản đối các tòa án cho rằng những tòa án này đối các tòa án cho rằng n vi phạm nguyên tắc nhân quyền.{{sfn|Monks|1972|p=6}} Đến tháng 7, các vụ bạo lực lẻ tẻ đã xuất hiện trở lại,{{sfn|Rosenblum|1972|p=27}} và vào cuối năm nay, một làn sóng nổi dậy thứ hai đã được dự đoán. Thất nghiệp lan rộng đã thúc đẩy sự phản đối ngày càng tăng của công chúng với chính phủ, bất chấp các chương trình tái phân phối đất được ban hành để thành lập các hợp tác xã canh tác và giới hạn quy mô đất đai tư nhân.{{sfn|Rajakaruna|1972|p=7}}
 
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã gây ra hậu quả trầm trọng cho nền kinh tế Sri Lanka.{{sfn|Fathers|2000}} Vẫn phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, hàng hóa và viện trợ tiền tệ từ Úc, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Hungary và Ngân hàng Thế giới, Bandaranaike đã giảm bớt các chương trình thắt lưng buộc bụng hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng. Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ không hoàn lại, và thay đổi chính sách cung cấp các khoản vay nước ngoài.{{sfn|Richardson|2005|pp=322–323}} Việc [[Rupee Sri Lanka|đồng tiền]] Sri Lanka mất giá, cùng với lạm phát và thuế cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại, do đó tạo ra áp lực theo một vòng luẩn quẩn buộc phải cắt bớt thâm hụt với các biện pháp thuế và thắt lưng buộc bụng cao hơn. Lạm phát không được kiểm soát giữa năm 1973 và 1974 dẫn đến bất định về tuơng lại nền kinh tế và sự bất mãn của công chúng.{{sfn|Richardson|2005|p=326}} Năm 1974, Bandaranaike buộc phải đóng cửa nhóm báo độc lập cuối cùng, ''The Sun'', tin rằng những lời chỉ trích của họ đang thúc đẩy tình trạng bất ổn.{{sfn|Fathers|2000}}{{sfn|Sims|1974|p=16}} Rạn nứt xuất hiện trong liên minh Mặt trận, chủ yếu do ảnh hưởng của Đảng Lanka Sama Samaja trong các công đoàn và đe dọa đình công suốt năm 1974 và 1975. Khi bất động sản mới tịch thu được đặt trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Đất đai, được kiểm soát bởi Đảng Lanka Sama Samaja, lo ngại rằng họ sẽ công đoàn hóa các công nhân đồn điền đã khiến Bandaranaike hất cẳng họ khỏi liên minh chính phủ.{{sfn|Alexander|1991|p=180}}