Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sirimavo Bandaranaike”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Lãnh đạo Đảng (1977-1988): chữa lặp nguồn và dịch máy
Dòng 187:
Năm 1980, một Ủy ban Tổng thống đặc biệt đã được Tổng thống J.R. Jayawardene bổ nhiệm để điều tra các cáo buộc chống lại Bandaranaike vì lạm dụng quyền lực trong nhiệm kỳ bà làm Thủ tướng.{{sfn|Saha|1999|p=126}} Dựa vào kết luận của ủy ban, chính phủ đệ trình một biện pháp ra quốc hội được thông qua với tỉ lệ 139 thuận/18 chống,{{sfn|Richardson|2005|p=400}}{{sfn|''The Hartford Courant''|1980|p=C23}} dẫn đến việc tước quyền dân sự của Bandaranaike và cháu bà, Felix Dias Bandaranaike-người bị kết tội tham nhũng, trong vòng 7 năm.{{sfn|''The Guardian''|1980|p=7}}{{sfn|''The Los Angeles Times''|2000}}{{sfn|Ashborn|1980|p=7}} Bà bị trục xuất khỏi quốc hội, nhưng vẫn duy trì vai trò lãnh đạo đảng.{{sfn|Ashborn|1980|p=7}}{{sfn|''The Guardian''|1980|p=7}} Mặc dù là người đứng đầu, Bandaranaike không được phép vận động tranh cử cho Đảng Tự do. Do đó, con trai bà, Anura được bổ nhiệm lãnh đạo đảng đoàn ở quốc hội.{{sfn|Ross|Savada|1990|p=53}}{{sfn|Richardson|2005|p=400}}{{sfn|''The Age''|1986|p=6}} Dưới thời Anura, Đảng Tự do chuyển dịch dần sang cánh hữu, và con gái của Bandaranaike, Chandrika, đã rút lui, thành lập Đảng Nhân dân Sri Lanka cùng với chồng, Vijaya Kumaratunga. Các mục tiêu của đảng mới bao gồm việc hàn gắn quan hệ với người Tamil.{{sfn|Rettie|2000}}
 
Từ năm 1980, xung đột giữa chính phủ và phe ly khai của các nhóm cạnh tranh khác nhau, bao gồm [[Những con Hổ giải phóng Tamil|Hổ Tamil]], Tổ chức Giải phóng Nhân dân Tamil Eelam, Quân đội Giải phóng Eelam Tamil và Tổ chức Giải phóng Eelam Tamil, trở nên thường xuyên và ngày càng bạo lực.{{sfn|Ross|Savada|1990|p=54}}{{sfn|Richardson|2005|p=383}} Dù tranh chấp với nhau, các phe phái Tamil đồng lòng tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống năm 1982,{{sfn|Ross|Savada|1990|pp=54–55}}, và tiến hành các cuộc ám sát các chính trị gia cấp cao và phục kích quân đội chính phủ. Căng thẳng leo thang khi người Sinhala chiếm đa số tấn công đáp trả, bạo loạn lan rộng từ Colombo ra khắp khắp đất nước.{{sfn|Kearney|1985|p=908}}{{sfn|Ross|Savada|1990|pp=54–55}}
 
Trong khi đó, các chính sách tư nhân hóa nền kinh tế và ưu tiên tăng trưởng của chính phủ Jayewardene gây tổn thương cho cả người Tamil lẫn người Sinhala.{{sfn|Richardson|2005|p=404}} Ngân sách bị thâm hụt lớn, Sri Lanka trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các tổ chức tín dụng quốc tế và tài trợ nước ngoài.{{sfn|Richardson|2005|pp=410–411}} Tư nhân hóa công nghiệp, sau năm 1982, đã tạo ra những khoảng cách đáng kể giữa người giàu và người nghèo và lạm phát quay trở lại, khiến hàng hóa khó mua sắm và mức sống bị hạ thấp.{{sfn|Richardson|2005|pp=518–519}}