Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngân hàng trung ương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:4F03:91F0:B15B:1003:B6B5:B321 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Nguyentrjnh789
Thẻ: Lùi tất cả
Tran duc
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
 
'''Ngân hàng trung ương''' (có khi gọi là '''ngân hàng dự trữ''', hoặc '''cơ quan hữu trách về tiền tệ''') là [[cơ quan]] đặc trách quản lý hệ thống [[tiền tệ]] của [[quốc gia]]/nhóm quốc gia/vùng [[lãnh thổ]] và chịu trách nhiệm thi hành [[chính sách lưu thông tiền tệ|chính sách tiền tệ]]. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị của [[tiền tệ]], ổn định [[cung ứng tiền tệ|cung tiền]], kiểm soát [[lãi suất]], cứu các [[ngân hàng thương mại]] có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của [[Nhà nước]], nhưng vẫn có mức độ [[độc lập]] nhất định đối với [[Chính phủ]].
 
== Sự ra đời của ngân hàng trung ương ==
 
Ngân hàng trung ương ra đời chính thức đầu tiên ở châu Âu, vào thế kỷ 17. Khi ấy, tiền mặt lưu hành vẫn chủ yếu dưới dạng [[vàng]] 9999 và [[bạc]], tuy rằng, các tờ cam kết thanh toán (promises to pay) đã được sử dụng rộng rãi như là những biểu hiện của giá trị ở cả [[Châu Âu]] và [[Châu Á]]. Ngược lại 500 năm trước đấy, Tổ chức [[Hiệp sĩ dòng Đền]] (Knight Templar) thời Trung Cổ sử dụng một cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của Ngân hàng trung ương. Các giấy tờ cam kết thanh toán của họ được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người cho rằng các hoạt động này đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống ngân hàng hiện đại. Cùng thời gian đó, [[Thành Cát Tư Hãn]] phát hành tiền giấy ở [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], và áp đặt sử dụng loại tiền này bằng bạo lực nhằm thu giữ vàng bạc.
 
Ngân hàng trung ương đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển (Bank of Sweden) ra đời năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan. [[Ngân hàng Anh]] (Bank of England) ra đời tiếp sau đó năm 1694 bởi doanh nhân người Scotland là William Paterson tại [[Luân Đôn|London]] theo yêu cầu của chính phủ Anh với mục đích tài trợ cuộc nội chiến lúc đó. Ý tưởng về ngân hàng trung ương cũng được Marx ủng hộ trong [[Tuyên ngôn của Đảng cộng sản]] bằng việc đề xuất "''tập trung tín dụng vào tay nhà nước thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước''"<ref name="manifesto">Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, [https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/phan_02.htm Phần II: Những người vô sản và những người cộng sản]</ref>. Trước nhu cầu quản lý nền tài chính quốc gia, các ngân hàng trung ương trên thế giới lần lượt ra đời. [[Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ)|Cục Dự trữ Liên bang]] của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] được thành lập theo yêu cầu của [[Quốc hội]] tại đạo luật mang tên hai nghị sĩ đệ trình là Glass và Owen (Glass-Owen Bill). [[Tổng thống]] Woodrow Wilson ký đạo luật ngày 23 tháng 12 năm 1913.
 
Từ đầu thế kỷ XX, các ngân hàng trung ương đã hình thành tuy nhiên các ngân hàng này vẫn thuộc sở hữu tư nhân, sau cuộc khủng hoảng 1929-1933 thì mới trở thành ngân hàng sở hữu của nhà nước.
Dòng 14:
 
== Chức năng của ngân hàng trung ương ==
Ngân hàng trung ương liên quan đến ba chức năng cơ bản, đó là ''phát hành [[tiền tệ]]'', ''[[ngân hàng]] của các [[tổ chức tín dụng]]'', ''[[ngân hàng]] của [[Chính phủ]]'','' quản lý [[nhà nước]] về [[tiền tệ]] và hoạt động [[ngân hàng]]''. Tuy nhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ 3 chức năng này.
 
=== Phát hành tiền tệ ===
Dòng 24:
Ngân hàng trung ương còn mua và bán các [[giấy tờ có giá]], qua đó điều tiết lượng [[tư bản|vốn]] trên [[thị trường]]. (''Xem thêm [[Nghiệp vụ thị trường mở]]'')
 
Ngân hàng trung ương có quyền yêu cầu các [[ngân hàng thương mại]] mở [[tài khoản]] tại chỗ mình và các [[ngân hàng]] phải gửi vào [[tài khoản]] của họ 1 lượng tiền nhất định. Thông thường, lượng tiền này được quy định tương đương với 1 [[tỷ lệ]] nào đó tiền gửi vào [[ngân hàng thương mại]], gọi là [[dự trữ bắt buộc|tỷ lệ dự trữ bắt buộc]].
 
Trong trường hợp có [[tổ chức tín dụng]] gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của [[quốc gia]], ngân hàng trung ương sẽ tái cấp vốn cho [[tổ chức tín dụng]] đó để cứu nó. Vì thế, ngân hàng trung ương được gọi là [[người cho vay cuối cùng]].