Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồng Khánh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 79:
 
===Việc tôn phong===
Tuy Đồng Khánh đã lên ngôi nhưng vẫn chưa đặt niên hiệu mới, tất cả công văn, giấy tờ đều dùng niên hiệu [[Hàm Nghi]], quần thần nghị bàn rồi xin ý chỉ của Thái hậu, dùng ngay niên hiệu Đồng Khánh không cần đợi đến sang năm. Từ tháng 10 âm lịch trở đi gọi là năm Đồng Khánh [[Ất Dậu]], và từ [[Tết Nguyên Đán]] năm sau (Bính Tuất [[1886]]) lấy làm năm Đồng Khánh nguyên niên, cho hợp với lòng người.<ref>Đồng Khánh Khải Định chính yếu, trang 28.</ref> Ngày [[20 tháng 8]] năm [[1885]], nhà vua cùng đình thần quyết định tước bỏ huy hiệu Hoàng thái phi của bà [[Nguyễn Văn Thị Hương]] (mẹ nuôi của vua [[Kiến Phúc]]), gọi là Học phi như trước, vì lý do rằng việc tấn tôn Thái phi là do ý quyền thần chứ không phải là di mệnh của tiền vương ([[Tự Đức]]).
 
Mùa xuân năm [[1886]], gia cấp cho dưỡng mẫu là bà Thiện phi [[Nguyễn Thị Cẩm]] lương bổng hằng năm 300 quan tiền, 700 phương gạo và quần áo mặc vào mùa xuân cùng mùa đông.<ref>Đồng Khánh Khải Định chính yếu, trang 65.</ref> Bấy giờ có người đề nghị phong tặng thêm cho bà Thiện phi, nhưng đình thần lấy lí do "nước không thể có hai mối" mà từ chối, cũng không truy tặng thêm cho phụ thân bà là [[Nguyễn Đình Tân]]. Cùng khi đó lại tôn phong cho cha ruột là Kiên quốc công làm Ôn Nghị Kiên vương, đến năm [[1888]] lại tặng là Hoàng thúc phụ Thuần Nghị Kiên Thái vương, lăng gọi là Thiên Thành cục, tại Thiên Hoàng Long sơn; gọi sinh mẫu là bà quả phụ Vương phi [[Bùi Thị Thanh]] là Hoàng thúc mẫu Kiên Thái vương phi. Lại cấp lộc điền 18 mẫu ở xã Thanh Đàm, phủ Thừa Thiên trong sổ bạ tên [[Nguyễn Văn Tường]] cho hai người con của Kiên Thái vương. Truy tặng cha mẹ của Vương phi theo lệ ngoại thích giảm xuống một bậc, và phong cho các anh em ruột là Công tử [[Nguyễn Phúc Ưng Phong|Ưng Phong]] làm Kiên huyện hầu, Công nữ Tú Lộc làm An Nghĩa huyện chúa.