Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Thái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 48:
Do chống [[Pháp]] nên ông, cùng với các vua [[Hàm Nghi]] và [[Duy Tân]], là 3 vị vua yêu nước trong [[lịch sử Việt Nam]] thời [[Pháp thuộc]] bị đi đày tại ngoại quốc. Ông không có miếu hiệu.
 
== Thuở nhỏ ==
Thành Thái tên thật là '''Nguyễn Phúc Bửu Lân''' (阮福寶嶙), khi lên ngôi đổi thành '''Nguyễn Phúc Chiêu''' (阮福昭). Ông là con thứ 7 của vua [[Dục Đức]] và bà [[Phan Thị Điều]], sinh ngày [[22 tháng 2]] năm [[Kỷ Mão]], tức [[14 tháng 3]] năm [[1879]] tại [[Huế]]. Ông còn là cháu nội của Thoại Thái vương [[Nguyễn Phúc Hồng Y]], và là chắt của vua [[Thiệu Trị]].
 
Năm ông bốn tuổi, vua cha [[Dục Đức]] bị phế và chết trong tù. Đến nǎm được chín tuổi, vì ông ngoại là [[Phan Đình Bình]] (làm quan [[Thượng thư]] [[bộ Hộ]]) bị vua [[Đồng Khánh]] bắt giam rồi bỏ cho chết, vì mắng Đồng Khánh, nịnh bợ và thân Pháp, khi Đồng Khánh ra [[Quảng Bình]] dụ vua [[Hàm Nghi]] đầu hàng., nên Bửu Lân lại phải cùng mẹ Từ Minh, lên kinh đô, chịu sự quản thúc, sống trong cảnh thiếu thốn.
 
Ngày [[28 tháng 1]] năm [[1889]], vua [[Đồng Khánh]] lâm bệnh qua đời. Khi đó con vua Đồng Khánh là [[Khải Định|Bửu Đảo]] mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế xin ý kiến của [[Tổng sứ]] Trung Bắc kỳ]] [[Pierre Paul Rheinart]]. Ở tòa khâmKhâm sứ lúc này có ông [[Diệp Văn Cương]] đang làm thông ngôn. Diệp Vǎn Cương lấy cô ruột của Bửu Lân, và cũng có cảm tình thương hại vua [[Dục Đức]] (anh rể), nên cố tìm cách cho cháu mình lên ngôi. Ông dịch cho Khâm sứ Rheinart nghe hoàn toàn khác với ý của [[Viện cơ mật|Viện Cơ mật]]. Vì thế Bửu Lân được chọn lên ngai vàng. Bà Phan Thị Điều nghĩ tới cảnh vua Dục Đức và thảm kịch bốn tháng ba vua trước đây nên khóc lóc, không đồng ý, phải khuyên giải mãi mới ưng thuận.
 
== Cai trị ==