Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành Thái”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 55:
Ngày [[28 tháng 1]] năm [[1889]], vua [[Đồng Khánh]] lâm bệnh qua đời. Khi đó con vua Đồng Khánh là [[Khải Định|Bửu Đảo]] mới 3 tuổi nên không nối ngôi được, triều đình Huế xin ý kiến của [[Tổng sứ]] Trung Bắc kỳ [[Pierre Paul Rheinart]]. Ở tòa Khâm sứ lúc này có ông [[Diệp Văn Cương]] đang làm thông ngôn. Diệp Vǎn Cương lấy cô ruột của Bửu Lân, và cũng có cảm tình thương hại vua [[Dục Đức]] (anh rể), nên cố tìm cách cho cháu mình lên ngôi. Ông dịch cho Khâm sứ Rheinart nghe hoàn toàn khác với ý của [[Viện cơ mật|Viện Cơ mật]]. Vì thế Bửu Lân được chọn lên ngai vàng. Bà Phan Thị Điều nghĩ tới cảnh vua Dục Đức và thảm kịch bốn tháng ba vua trước đây nên khóc lóc, không đồng ý, phải khuyên giải mãi mới ưng thuận.
 
== Cai trị ==
=== Lên ngôi ===
Ngày [[2 tháng 2]] năm [[1889]] Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái. Khi đó Bửu Lân mới 10 tuổi. Triều Thành Thái khác các triều trước ở chỗ lễ đǎng quang không có Truyền quốc bửu tỷ [[ấn ngọc]]. Lúc trước, khi rời khỏi kinhKinh thành Huế, vua [[Hàm Nghi]] đã mang theo và đánh mất tại tỉnh [[Quảng Bình]]. Cho nên lúc tại vị vua [[Đồng Khánh]] đã phải dùng một ấn ngọc khác. Ngoài ra, [[di chiếu]] cũng không có. Vua [[Dục Đức]] hay vua [[Đồng Khánh]] không truyền ngôi lại cho vua Thành Thái. Không ấn ngọc, không di chiếu, nhưng lại có một toán lính Pháp bồng súng đóng ở bên trong cửa [[Ngọ Môn (hoàng thành Huế)|Ngọ Môn]].
[[Tập tin:Vua Thanh Thai 2.jpg|phải|nhỏ|Chân dung Đứcvua Thành Thái.]]
Thành Thái là một ông vua trẻ có nhiều tính cách đặc biệt. Những ngày đầu tiên, tuy đã là vua nhưng vì còn bé nên ông vẫn thích chơi bời, nghịch ngợm. Một số quan phụ chính giúp đỡ như [[Tuy Lý Vươngvương]], Nguyễn Trọng, [[Trương Quang Đản]], thường có lời can ngǎn ông, nhưng không được ông nghe lời. Các bà hậu ở Lưỡng cung rất lo cho Thành Thái, đã bắt ông ra ở đảo Bồng Dinh trên hồ Tịnh Tâm và quản thúc ông rất ngặt, để đưa vào khuôn phép. Một thời gian sau, ông mới trở về [[Hoàng thành Huế|Đại Nội]].
 
Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học [[chữ Hán|chữ Nho]], học [[tiếng Pháp]] và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp. Không nói ra, nhưng rõ ràng ý định của ông là học chữ Pháp để có thể giao tiếp với những người này với tinh thần chống Pháp. Ông còn cắt tóc ngắn, mặc âu phục, học cả lái [[ca nô]], [[ô tô|xe hơi]], làm quen với vǎn minh [[phương Tây]]. Là vị vua gần gũi với dân chúng, ông thường xuyên đi [[vi hành]]. Thành Thái cũng cho phép [[hoàng phi]] bị cấm cung đi cùng với mình bằng xe. Và lần đầu tiên "dân chúng quên cả nhìn mặt vua, lúc này không bị tội phạm tất". Dân gian lúc này có một câu ca dao nói về sự vi hành của vua Thành Thái:
:''Kim Long có gái mỹ miều,''
:''Trẫm thương, Trẫm nhớ, Trẫm liều, Trẫm đi''
Ông để ý đến cả các loại [[vũ khí]], đã giao cho họa sĩ Lê Vǎn Miến (tốt nghiệp [[Trường Mỹ thuật Paris]]) vẽ cho ông các khẩu [[súng]] Pháp. Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của [[Trung Quốc]] và [[Nhật Bản]]. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Thành Thái làm thơ không nhiều, nhưng có những bài xuất sắc. Ông cũng ham vǎn nghệ, đánh trống [[tuồng]] khá thành thạo, có khi lên đóng một vài vai tuồng ở Duyệt Thị Đường. Có thể nói Thành Thái là người có hiểu biết khá toàn diện.
 
=== Tinh thần chống Pháp ===
Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu phụ. Một viên quan lớn là [[Nguyễn Thân]] đã tiến con gái đến cho vua (là đệ nhất giai phi của Thành Thái) song cũng không được ông trân trọng. Có lần, [[cầu Long Biên]] ở [[Hà Nội]], được lấy tên Toàn quyền Pháp [[Paul Doumer|Doumer]], xây dựng xong, [[Hoàng Cao Khải]] đưa ra một danh sách xin nhà vua ban thưởng cho những người có công, nhà vua đã cười nhạt mà trả lời: "''"Ta có biết mặt mũi những đứa nào đâu"''". Những người Pháp thường xuyên gần gũi không được ông trọng thị lắm vì vậy họ thường có thành kiến với ông. Có những tài liệu nói là nhà vua đã toan bí mật sang [[Trung Quốc]], nhưng mới đi đến [[Thanh Hóa]] đã bị người Pháp ngǎn chặn. Lại có ý kiến cho rằng ông đã đồng tình giúp đỡ tạo điều kiện cho [[Cường Để]] xuất dương theo [[Phan Bội Châu]] sang [[Nhật Bản|Nhật]].
 
Dưới triều Thành Thái tuy vẫn còn có những cuộc vận động chống Pháp, nhưng nhìn chung Việt Nam cũng đã đi vào ổn định, nên đã có nhiều công trình mới được xây dựng. Nhất là ở kinh đô [[Huế]], các [[bệnh viện]], trường [[Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học|Quốc học]], [[chợ Đông Ba]], [[cầu Trường Tiền|cầu Tràng Tiền]]... đều được xây dựng vào thời kỳ này. Như trường hợp trường Quốc học Huế năm [[1896]], chính nhà vua đã gợi ý vấn đề thành lập với [[Thượng thư]] [[Ngô Đình Khả]]. Chính quyền thực dân Pháp phải đồng ý cho tiến hành những công trình đó.
 
Vua Thành Thái còn bí mật lập các đội nữ binh để che mắt Pháp. Một số tài liệu ghi rằng vua đã chiêu nạp được 4 đội, mỗi đội 50 người, đội trước huấn luyện xong thì trở về gia đình và nạp đội mới, khi có thời cơ sẽ cùng nổi dậy chống Pháp. Nhưng sự việc cuối cùng bị lộ khi [[Thượng thư]] Bộ[[bộ Lại]][[Viện cơ mật|Cơ mật viện]] báo cho Khâm sứ Pháp Levécque.<ref>http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Su-that-ve-doi-nu-sat-thu-cua-vua-chua-VN/20123/198606.datviet</ref>
 
== Bị ép thoái vị ==