Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giả kim thuật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa một vài câu để dễ đọc, giải thích một số thuật ngữ khoa học như: panacea, alkahest,...,
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 9:
Ý nghĩ điều chế được [[vàng]] từ [[kim loại]] thường bắt đầu xuất hiện khi mà sự phát triển của [[thương mại]] đã dần dần biến vàng thành thứ kim loại quý giá nhất mang đến sự giàu có về vật chất cùng với đó là quyền lực cho con người.
 
Từ rất lâu trước [[Công Nguyên|Công nguyên]], ở [[Ai Cập]], [[Ấn Độ]], [[Trung Quốc]] và [[Hy Lạp]] cổ đại người ta đã biết rằng vàng có thể trộn lẫn với [[bạc]], [[đồng]] và nhiều thứ kim loại khác. Từ đó xuất hiện vàng nhân tạo bằng cách đưa thêm đồng và các kim loại khác vào vàng. Ngoài ra người ta còn trộn đồng (màu đỏ) và [[thiếc]] (màu trắng) thành hợp kim đồng-[[thiếc]] có màu giống vàng. Điều đó chừng như xác nhận rằng có thể biến các kim loại khác thành vàng.
 
Năm 296, [[Hoàng đế La Mã]] buộc phải ra sắc lệnh hủy bỏ những cách điều chế vàng nói trên vì vàng giả tràn ngập thị trường. Để trốn tránh lệnh truy nã, các nhà giả kim thuật chạy từ Ai Cập sang [[Babylon]], [[Syria]] và dựng các phòng thí nghiệm, kiên trì biến kim loại thường thành vàng.
Dòng 22:
Các nhà giả kim thuật Ả Rập không tiếp thu một cách đơn thuần thuyết Aristotle mà còn giải thích chúng theo ý họ và bổ sung các khái niệm mới. Họ giải thích sự xuất hiện của các kim loại trong thiên nhiên là do 2 chất ban đầu là lưu huỳnh và thủy ngân vì:
 
* [[Thủy ngân]] có điểm đặc biệt là khả năng hòa tan các kim loại khác, kể cả vàng và đặc quánh lại tạo thành [[hỗn hống]].
* [[Lưu huỳnh]] có tính chất lý thú là khi kết hợp với [[chì]] và [[thiếc]] nó sẽ cho các kim loại có vẻ sáng và màu sắc của bạc, kết hợp với đồng và sắt sẽ cho các kim lại đó màu sắc và vẻ sáng của vàng.