Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đồng Sĩ Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 61:
Trong thời gian ông làm Tư lệnh [[Đoàn 559]], tuyến giao thông chiến lược Trường Sơn từ một con đường mòn nhỏ, trở thành một tuyến giao thông vận tải lớn với cả hệ thống đường được giới truyền thông mệnh danh là ''"trận đồ bát quái xuyên rừng rậm"''. Tầm quan trọng của con đường chiến này thể hiện rõ nhất với quân số lúc cao điểm hơn 12 vạn binh sĩ, trong đó có hơn 1 vạn là lực lượng [[Thanh niên xung phong]], phiên chế thành 8 sư đoàn và một sư đoàn cao xạ tên lửa phối thuộc. Hệ thống đường chiến lược này khi ông vào tiếp nhận đã có 5 tiểu đoàn xe với 750 xe tải, chia thành 4 binh trạm; đến năm 1975 đã phát triển thành 2 sư đoàn vận tải với 10.000 xe tải. Đường Trường Sơn không còn những con đường đơn lẻ, mà phát triển thành một hệ thống đường vận tải phức tạp với hơn 16.700 km đường bộ, trong đó có hơn 800 km đường kín, 1.500 km đường rải đá, 200 km đường nhựa. Bên cạnh đó còn có 1.500 km đường ống dẫn xăng dầu, 1.350 km đường dây cáp thông tin, 3.800 km đường giao liên, 500 km đường sông.
 
Hệ thống đường Trường Sơn không đơn thuần là tuyến đường giao thông, mà thực sự là chiến trường khốc liệt giữa nỗ lực của miền Bắc chi viện cho quân Giải phóng miền Nam và sự đánh phá của lực lượng quân Mỹ và đồng minh. Quân đội Mỹ và đồng minh đã tìm mọi cách từ thô sơ đến hiện đại nhất để nhằm mục đích cắt đứt con đường vận tải chiến lược này. Các khí tài từ những khí tài điện tử lập thành "[[Hàng rào điện tử MacNamara]]", cây nhiệt đới, [[pháo đài bay B-52]], [[vũ khí thời tiết]], [[vũ khí hóa học|hóa học]]... đến các cuộc hành quân càn quét lớn đến biệt kích phá hoại đều được quân đội Mỹ sử dụng. Hàng triệu tấn bom đạn, hàng chục triệu lít chất độc hóa học được Mỹ rải xuống để tìm cách triệt hạ con đường. Trong chiến tranh, phía Quân đội Nhân dân Việt Nam có gần 2 vạn người tử trận ngay trên tuyến đường và 3 vạn người bị thương tật vĩnh viễn, chủ yếu do trúng bom của máy bay Mỹ. Nhưng tuyến đường vẫn hoạt động va ngày càng mở rộng.
 
Vào thời bình, nhu cầu của một con đường Trường Sơn mới, trục xương sống của Việt Nam được đặt ra. Và trong quá trình xây dựng [[Đường Hồ Chí Minh]] hay Đường Trường Sơn, Đồng Sĩ Nguyên được Thủ tướng [[Võ Văn Kiệt]] xem là người thích hợp nhất để giao nhiệm vụ đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng tuyến đường này.