Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bát bộ chúng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Sửa lỗi chính tả
Dòng 9:
=== Gandharva ===
#[[Gandharva|Càn-thát-bà]] (zh. 乾闥婆, sa. ''gandharva'') chúng: quỷ thần âm nhạc ở cõi trời [[Đế Thích Thiên|Đế Thích]]. Lại gọi là Kiền Thát Bà, Ngạn Đạt Bà, là một loại Thần không ăn rượu thịt, chỉ tìm hương thơm làm thức ăn, cùng với Khẩn Na La phục vụ Đế Thích, là vị nhạc thần chuyên việc tấu nhạc ca hát. Về hình tướng, trong thần thoại có nhiều cách miêu tả về hình dáng của loại thần này. Có thuyết cho rằng, thần này trên thân có nhiều lông, nửa người nửa thú. Song lại có thuyết cho rằng thần này có hình dáng rất đẹp. “Bổ-đà-lạc Hải hội quỹ” ghi: Hình tượng Càn Thát Bà thân lộ màu da thịt, to lớn như trâu chúa, tay trái cầm sáo trúc, tay phải cầm bảo kiếm, đầy đủ tướng đại oai lực, trên đầu đội mũ tỏa ra ánh lửa. Có kinh văn lại cho biết thêm: Càn Thát Bà đầu đội mũ bát giác, thân thể màu đỏ… Ngoài ra, trong tranh ảnh, họ xuất hiện trong tư thế ngồi thư thái, với 12 con giáp vây quanh, tay phải cầm đinh ba, tay trái cầm phất trần, trên đầu có hào quang lửa. Càn Thát Bà lại là một trong ba mươi ba pháp tướng của Quan Âm Bồ Tát. “Càn Thát Bà” trong tiếng Phạn lại có ý là biến hóa khôn lường. Ấn Độ xưa gọi ảo ảnh là “Càn Thát Bà thành”, trong kinh Phật thường dùng từ này để hình dung sự biến hóa vô thường của chư Pháp.
=== AtulaAsura ===
#[[A-tu-la|A-tu-la]] (zh. 阿修羅, sa. ''asura'') chúng: ác thần tính nóng nảy hung dữ, nam thì hình dung xấu xa nữ thì dung mạo rất đẹp. Còn được gọi là A Tố La, A Tu Luân, gọi tắt là Tu La. [[A-tu-la|A Tu La]] nguyên là ác thần trong thần thoại Ấn Độ cổ. Trong Phật giáo, A Tu La cũng là vị thần tính cách nóng nảy, đàn ông xấu xí, phụ nữ xinh đẹp, bản tính hiếu chiến. Bởi A Tu La có mỹ nữ mà không háo ăn, chư Thiên thì thích ăn uống nhưng lại không có mỹ nữ, hai bên đố kỵ lẫn nhau, nên giữa hai bên thường xảy ra tranh đấu, kịch liệt vô cùng. Chúng ta thường hay gọi chiến trường tàn khốc nặng mùi máu tanh là “chiến trường Tu La”, nguyên là bắt nguồn từ đây. Hình tượng của A Tu La cũng có nhiều loại, hoặc chín đầu nghìn mắt, trong miệng thổi ra lửa, chín trăm chín mươi cánh tay cùng với sáu chân, thân hình to lớn, hoặc là ba đầu sáu tay, mặt mày hung dữ, hở phần thân trên. Hang đá thứ 249 trong hang đá Mạc Cao ở Đôn Hoàng, A Tu La được vẽ vào thế kỷ thứ 6 thì là bốn tay hai chân, thân có màu đỏ, hơn nữa nửa thân trên để trần. Nó lại cùng với địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời hình thành lục đạo thế giới, là một trong số các nẻo luân hồi của chúng sinh.
 
=== Garuda ===
#[[Garuda|Ca-lâu-la]] (zh. 迦樓羅, sa. ''garuda'') chúng: chim cánh vàng (kim sí điểu). Cũng gọi Ca Lưu La, nguyên là Thần Điểu thể hình to lớn, tính tình hung bạo trong thần thoại Ấn Độ, đôi cánh hễ dang ra thì rộng đến hơn nghìn dặm, thậm chí hơn cả triệu dặm. Bởi đôi cánh của nó có màu vàng kim, vậy nên gọi là “Kim Sí Điểu”. Nhưng trên thực tế, lông cánh của nó là do các loại bảo vật đan dệt mà thành, đủ loại diệu tướng, chứ không chỉ là màu vàng kim, vậy nên lại gọi là “Diệu Sí Điểu”. Ca Lâu La lúc mới sinh ra, ánh hào quang lóa mắt, chư thiên đã từng nhầm lẫn tưởng rằng là Thiên Thần Lửa mà tiến hành lễ bái. Ca Lâu La thích ăn rồng, một ngày có thể ăn một Long vương và năm trăm con rồng nhỏ. Gió quạt ra từ đôi cánh của nó, nếu như vào mắt người, sẽ khiến người ta bị mù ngay.