Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao Hải Vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã lùi lại sửa đổi thiện ý của 2001:EE0:4D44:5060:1072:BD7D:D533:312F: Đã ghi ở cột bên phải. (TW)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 125:
}}
 
'''Sao Hải Vương''' là [[hành tinh]] thứ tám và xa nhất tính từ [[Mặt Trời]] trong [[Hệ Mặt Trời]]. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của [[Trái Đất]] và hơi lớn hơn khối lượng của [[Sao Thiên Vương]] (xấp xỉ bằng 15 lần của Trái Đất).<ref name="mass"/> Sao Hải Vương quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình 30,1 [[đơn vị thiên văn|AU]], bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời. Nếu tính một năm của Sao Hải Vương giống như một năm trên Trái Đất thì phải mất khoảng 164 năm để hành tinh này hoàn thành một vòng quay xung quang Mặt Trời. Sao Hải Vương được đặt tên theo [[Neptune (thần thoại)|vị thần]] biển cả của người La Mã (Neptune). Nó có ký hiệu thiên văn là ♆, là biểu tượng cách điệu cây [[đinh ba]] của [[Neptune (thần thoại)|thần Neptune]].
 
Sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết. Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của [[quỹ đạo]] [[Sao Thiên Vương]], nhà thiên văn Alexis Bouvard đã kết luận rằng quỹ đạo của nó bị [[Nhiễu loạn (thiên văn học)|nhiễu loạn]] do [[tương tác hấp dẫn]] với một hành tinh nào đó. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846,<ref name="Hamilton"/> nhà thiên văn [[Johann Galle]] đã phát hiện ra Sao Hải Vương ở vị trí lệch 1 [[độ (góc)|độ]] so với tiên đoán của [[Urbain Le Verrier]]. Sau đó ít lâu, người ta cũng khám phá ra [[Triton (vệ tinh)|Triton]], vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương, trong khi 13 [[vệ tinh tự nhiên của Sao Hải Vương|vệ tinh]] còn lại của nó chỉ được phát hiện trong thế kỷ XX. Cho tới nay, tàu không gian ''[[Voyager 2]]'' là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương vào ngày 25 tháng 8 năm 1989.