Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
Do kết quả của [[Chiến dịch Phan Rang - Xuân Lộc|Chiến dịch Phan Rang – Xuân Lộc]] và các trận tấn công của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân giải phóng miền Nam Việt Nam]] tại đồng bằng sông Cửu Long, đến ngày 25 tháng 4 năm 1975, [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa]] đã mất hầu hết các vị trí then chốt trong tuyến phòng thủ từ xa quanh Sài Gòn. Thành phố lúc này trở thành một ốc đảo chỉ còn giao lưu với bên ngoài bằng [[Hàng không|đường không]]. Tuy nhiên, đến ngày [[26 tháng 4]], các [[hãng hàng không]] nước ngoài đã đổi hướng tất cả các chuyến bay quá cảnh [[Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất|Tân Sơn Nhất]] và hủy bỏ hầu hết các chuyến bay đến và đi từ Sài Gòn. Đại sứ quán các nước lần lượt đóng cửa, hạ cờ. Theo mô tả của [[nhà báo]] Pháp Paul Drayfrus, thành phố này đã gần như điên loạn và đang chứng kiến sự kết thúc của một chế độ.<ref>Paul Drayfrus. sđd. trang 132.</ref>
 
Ngay khi sắp sửa phải rời đi khỏi Sài Gòn, [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] cũng vẫn không buông tha Việt Nam. Ngày [[25 tháng 4]], một đài phát thanh bí mật của CIA giả danh Đài Phát thanh Giải phóng của [[Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đặt tại [[Okinawa]] đã tung ra một tin thất thiệt là có một cuộc [[đảo chính]] vừa xảy ra tại Hà Nội và ba sư đoàn [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]] đã phải quay lại miền Bắc.<ref>Paul Drayfrus. sđd. trang 130.</ref> Nhưng chính những người của CIA tại Sài Gòn khi đó cũng nhận định rằng đây là một trò bịp tồi và phần lớn người Sài Gòn đều cho rằng đó là một tin ngớ ngẩn và rằng mọi cố gắng nhằm lung lạc ý chí của đối phương ngay trước cửa ngõ Sài Gòn đều là những cố gắng vô ích, làm trò cười cho thiên hạ.<ref>Frank Snepp. sđd. trang 223.</ref> Trên thực tế, vào đầu năm 1973 đúng là có ba sư đoàn của Hà Nội bị tổn thất nặng sau chiến cuộc năm 1972 và phải rút ra bắc an dưỡng. Nhưng họ đã quay lại chiến trường vào cuối năm 1974 với đội hình được trang bị đầy đủ.
 
Do sức ép lớn từ các tướng dưới quyền như [[Trần Văn Đôn]], [[Cao Văn Viên]], Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Hảo,<ref>[http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/6280/Ky-9-Cuoc-tu-chuc-day-kich-tinh-cua-Tong-thong-Thieu.html Cuộc từ chức đầy kịch tính của Tổng thống Thiệu], Tiền phong</ref> Tổng thống Sài Gòn [[Nguyễn Văn Thiệu]] buộc phải từ chức vào ngày [[21 tháng 4]] năm 1975. Khi từ chức, Nguyễn Văn Thiệu đã xuất hiện trên [[truyền hình]] phát biểu suốt 3 giờ đồng hồ để trách móc việc thoái thác trách nhiệm của chính phủ Mỹ. Ông Thiệu đổ lỗi thất bại là do [[người Mỹ]] bằng những lời lẽ nửa tức giận, nửa thách thức<ref>http://www.baophuyen.com.vn/76/130239/chien-dich-hue-da-nang.html</ref>: ''“Mỹ đánh không lại Cộng sản nên bỏ mặc Việt Nam cộng hòa đánh một mình thì làm sao ăn nổi. Có giỏi thì Mỹ vô đây lần nữa…”''. Ông Thiệu lên án thẳng Hoa Kỳ là ''"một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo."''<ref name="tuoitre.vn">http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/ho-so/20060427/ky-2-chuyen-ra-di-bi-mat/134801.html</ref>
Dòng 41:
Cũng trong bài diễn văn từ chức, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mạnh mẽ rằng ông ta sẽ tiếp tục cầm súng chiến đấu: ''"Dù mất một tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ..."''. Nhưng những tuyên bố đó đã không được Nguyễn Văn Thiệu thực hiện. Chỉ 4 ngày sau, Nguyễn Văn Thiệu đã bí mật lên [[máy bay]] thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25/4/1975. Cuộc ra đi của Nguyễn Văn Thiệu diễn ra bí mật trong đêm tối, dưới sự sắp đặt của [[Thomas Polgar]] – Trưởng chi nhánh [[CIA]] ở Sài Gòn<ref>http://kienthuc.net.vn/giai-ma/chuyen-bay-dinh-menh-cua-nguyen-van-thieu-2-244094.html</ref>
 
Trong một nỗ lực cuối cùng để mở được cuộc nói chuyện với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cho dù kết quả là rất mong manh, ngày [[28 tháng 4]], hai viện của [[Quốc hội Việt Nam Cộng hòa]] đã "mời" Tổng thống [[Trần Văn Hương]] từ nhiệm sau một tuần nắm giữ chức vụ và đưa tướng [[Dương Văn Minh]], một người chịu ảnh hưởng của Pháp và là tác giả chủ chốt của cuộc đảo chính lật đổ anh em Diệm – Nhu ngày 3 tháng 11 năm 1963 lên ghế tổng thống. Họ cho rằng với sự giúp đỡ và vận động của Đại sứ Pháp tại Sài Gòn [[Jean Marie Merillon]] và người phó của ông ta là Vanussème, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam sẽ chấp nhận thương lượng. Tướng Minh cho biết "người Pháp cho rằng có một cường quốc nào đó không muốn cho một Việt Nam thống nhất trở thành hùng cường nên họ có thể ngăn chặn thắng lợi của Hà Nội". Ông ta cũng tin rằng "Hà Nội chưa chắc đã có một bộ máy hành chính để quản lý toàn quốc nên họ có thể sẵn sàng chấp nhận một chế độ quá độ". Tuy nhiên, đến chiều tối ngày 28 tháng 4 thì tất cả hy vọng vào những lá bài ngoại giao cuối cùng đều tan vỡ khi những loạt đạn 130&nbsp;mm của trung đoàn pháo binh 45 (Đoàn Tất Thắng - [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]]) đặt tại trận địa Nhơn Trạch nã cấp tập vào [[Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất|Sân bay Tân Sơn Nhất]] ngay sau trận ném bom của phi đội A-37 do [[Nguyễn Thành Trung]] dẫn đường. Ba "sứ giả" do tổng thống Dương Văn Minh phái đi đàm phán với đối phương về một giải pháp ngừng bắn đã phải ngủ đêm tại trụ sở của hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên tại Trại Davis cạnh sân bay Tân Sơn Nhất.<ref>Dương Hảo. sđd. trang 273, 277.</ref>
 
Cùng lúc đó, tại [[Hội nghị La Celle Saint Cloud]], phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố nội các Trần Văn Hương bản chất là nội các Nguyễn Văn Thiệu nhưng không có Nguyễn Văn Thiệu nên họ tiếp tục từ chối đàm phán với Việt Nam Cộng hòa. Họ chỉ đàm phán khi toàn bộ nội các của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phải ra đi. Trước đó, trong tuyên bố từ chức của mình, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn cương quyết không đàm phán với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Để tiếp tục nối lại đàm phán, Dương Văn Minh cử con trai tới lâu đài La Celle Saint Cloud để thông báo phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam rằng nếu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chấp nhận chính quyền Dương Văn Minh thì Việt Nam Cộng hòa sẽ ngừng bắn ngay để tiến hành đàm phán nhưng chính quyền Trần Văn Hương lại cử tướng Nguyễn Khánh sang Hoa Kỳ cầu viện. Do đó, phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục từ chối đàm phán. Tới 28/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố sẵn sàng đàm phán nhưng lúc này Sài Gòn đã hoàn toàn bị bao vây, phía Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố dành cho Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa một ngày để di tản. Ngày 30/04/1975, [[Việt Nam Cộng hòa]] chính thức đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.<ref>{{Chú thích web | url = http://baoquocte.vn/paris-3041975-1477.html | tiêu đề = Paris, 30/4/1975 | tác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 6 năm 2017 | nơi xuất bản = Thế giới & Việt Nam | ngôn ngữ = }}</ref>
Dòng 52:
==== Quần chúng nhân dân ====
 
Song song với tổng tấn công của bộ đội chủ lực, Chiến dịch còn được thực hiện với quá trình nổi dậy của quần chúng nhân dân. Quá trình nổi dậy của quần chúng nhân dân đã diễn ra sôi nổi và được chuẩn bị từ sớm. Ngay từ cuối năm [[1974]], Trung ương Cục và Quân Giải phóng đã có các biện pháp chính trị để chuẩn bị cho quần chúng tiến hành nổi dậy, đặc biệt đã có trên 40.000 người tham gia quá trình nổi dậy với 7.000 người công khai. Các biện pháp đấu tranh bao gồm: ra đường phố làm công tác địch vận, phổ biến lôi kéo, tranh thủ hù dọa đối với lực lượng kìmbảo kẹpan tại chỗ của VNCH, thúc đẩy chúngbinh sĩ vứt bỏ vũ khí, cởi bỏ trang phục, rút khỏi trụ sở, đồn bốt, về nhà hoặc tháo chạy, ẩn náu... Sau khi Quân Giải phóng tiến vào tiếp quản các đô thị, quần chúng tiến hành dẫn đường hoặc chở [[Người lính|bộ đội]], bảo vệ nhà máy xí nghiệp, kho bãi, nhà ga bến cảng, thu các giấy tờ, hồ sơ, hạ cờ VNCH kéo cờ Mặt trận, cử đại diện chính quyền cách mạng...
 
==== Hướng Bắc ====
Dòng 160:
Do tiếp cận chiến trường muộn hơn các đơn vị khác, phải đến 16 giờ chiều 27 tháng 4, Quân đoàn 1 - [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] mới đưa được những đơn vị chủ lực của mình bước vào chiến đấu. Trên mũi tấn công chủ yếu, sư đoàn 320B - được tăng cường tiểu đoàn xe tăng 66 của Lữ đoàn 202, một đại đội xe tăng độc lập, một tiểu đoàn công binh công trình, một tiểu đoàn pháo 130&nbsp;mm, có cụm pháo của lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng) yểm hộ - đã tấn công chi khu Tân Uyên và sân bay Ông Lĩnh, đánh thông đoạn phía đông đường 16, mở đường đột phá sâu vào trung tâm Sài Gòn, tiến đến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, một trong năm mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch.<ref>Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2004). Trang 115.</ref> Một số trận đánh ác liệt nổ ra tại chi khu quân sự Tân Uyên, ngã ba Bình Chuẩn, Thuần Giáo, Búng, Tân Hiệp. Tiểu đoàn bảo an 316 Quân lực Việt Nam Cộng hòa và một trung đội cảnh sát dã chiến tại Tân Uyên đã dựa vào công sự vững chắc, cầm cự được suốt đêm 27 tháng 4. Trên đường tiến, Sư đoàn 320B chỉ để lại một số lực lượng đủ để cô lập các chốt chặn dọc đường của các tiểu đoàn bảo an 317, 321, 346; còn các lực lượng chủ yếu đều nhanh chóng vượt sông Sài Gòn, tiến vào nội đô. Đến sáng 28 tháng 4, viên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 316 và 35 binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn sống sót đã đầu hàng. Đường tấn công của Quân đoàn 1 - [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] (đường 16) từ Tân Uyên qua Búng đến Lái Thiêu đã được mở thông.<ref>Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. trang 422-423</ref><ref>Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2004). Trang 117-118.</ref>
 
Tại mũi thứ yếu, phát hiện sư đoàn 312 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đang bao vây căn cứ Phú Lợi, tiến công Lai Khê; tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng chiến đoàn 7, có xe tăng yểm hộ cố giải tỏa đường 13 và 14, đồng thời tăng cường cho cứ điểm An Lợi. nhưngNhưng khi đoàn xe di chuyển đến khu vực Tam Giáo thì rơi đúng vào mũi tấn công của chủ lực sư đoàn 312, có lữ đoàn xe tăng 202 (thiếu) yểm hộ. Sau khi bị bắn cháy ba chiếc xe đi đầu, chiến đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị tách khỏi chủ lực sư đoàn 5 ở Lai Khê và toàn bộ Sư đoàn 5 cũng bị cô lập ở phía Bắc Thủ Dầu Một. Trên đường vào nội đô, Quân đoàn 1 còn phải khắc phục các bãi mìn, vật cản chống xe tăng, xe cơ giới, có chỗ rộng đến 100 m, dài hơn 200 m. Đến 15 giờ ngày 29 tháng 4, sau khi gỡ hết các mìn chống tăng, mở đường vòng tránh và sử dụng tù binh dẫn đường, Quân đoàn 1 đã tập kết trước cứ điểm Lái Thiêu và chỉ còn cách trung tâm Sài Gòn - Gia Định khoảng 15&nbsp;km.<ref>Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2004). Trang 119.</ref>
Quân phục của lính Việt Nam Cộng hòa bị họ cởi ra và vứt bỏ đầy ở trên đường trong khi đào ngũ, ảnh chụp gần Sài Gòn]]
 
Tại mũi thứ yếu, phát hiện sư đoàn 312 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đang bao vây căn cứ Phú Lợi, tiến công Lai Khê; tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 Quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng chiến đoàn 7, có xe tăng yểm hộ cố giải tỏa đường 13 và 14, đồng thời tăng cường cho cứ điểm An Lợi nhưng khi đoàn xe di chuyển đến khu vực Tam Giáo thì rơi đúng vào mũi tấn công của chủ lực sư đoàn 312, có lữ đoàn xe tăng 202 (thiếu) yểm hộ. Sau khi bị bắn cháy ba chiếc xe đi đầu, chiến đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã bị tách khỏi chủ lực sư đoàn 5 ở Lai Khê và toàn bộ Sư đoàn 5 cũng bị cô lập ở phía Bắc Thủ Dầu Một. Trên đường vào nội đô, Quân đoàn 1 còn phải khắc phục các bãi mìn, vật cản chống xe tăng, xe cơ giới, có chỗ rộng đến 100 m, dài hơn 200 m. Đến 15 giờ ngày 29 tháng 4, sau khi gỡ hết các mìn chống tăng, mở đường vòng tránh và sử dụng tù binh dẫn đường, Quân đoàn 1 đã tập kết trước cứ điểm Lái Thiêu và chỉ còn cách trung tâm Sài Gòn - Gia Định khoảng 15&nbsp;km.<ref>Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2004). Trang 119.</ref>
 
3 giờ sáng 30 tháng 4, sư đoàn 320 tấn công đánh chiếm Lái Thiêu và Trung tâm huấn luyện quân sự Huỳnh Văn Lương, bức hàng hơn 2000 sĩ quan, binh lính Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trong đó có viên chỉ huy trưởng trung tâm, trung tá Nguyễn Văn Hinh và trung tá Nguyễn Thái Bình, chỉ huy trưởng chi khu Lái Thiêu.<ref>Lịch sử Quân đoàn 1 (1973-2004). Trang 121.</ref> Trước nguy cơ bị tiêu diệt và tan rã, ngày 29 tháng 4, chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh thứ 19 của sư đoàn 5 - Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã tự sát trong căn cứ. Đại tá Nguyễn Mạnh Tường, phó tư lệnh sư đoàn 5, tiểu khu trưởng Bình Dương, các viên trung đoàn trưởng trung đoàn 7, 8, 9 đã kéo cờ trắng xin hàng. 10 giờ sáng 30 tháng 4, sư đoàn 312 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] đã đánh chiếm xong các căn cứ Lai Khê, Bến Cát, Lái Thiêu. Cụm phòng thủ phía Bắc Sài Gòn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tan vỡ.<ref>Dương Hảo. sđd. trang 259.</ref>
Hàng 185 ⟶ 183:
 
====Tại hướng Đông Nam====
Đây là hướng tấn công chủ yếu của Quân đoàn 2 và đồng thời cũng là hướng phản kích quyết liệt nhất của Quân lực Việt Nam Cộng hòa để mở đường máu thoát ra biển qua sông Lòng Tàu và căn cứ hải quân Cát Lái. Vì vậy cuộc chiến ở khu vực này cũng diễn ra ác liệt không kém các cuộc chiến tại hướng Đông, Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.<ref>Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004). trang 282.</ref> Sáng 28 tháng 4, những đơn vị còn lại của hai lữ đoàn thủy quân lục chiến và chiến đoàn 322 Quân lực Việt Nam Cộng hòa mới được điều từ lực lượng dự bị ra đã dùng hơn 20 tàu đổ bộ của hải quân bất ngờ mở cuộc phản kích vào lữ đoàn pháo binh 164 và Sở chỉ huy sư đoàn 325. Trung đoàn pháo binh 84 (thuộc sư đoàn 325) và trung đoàn cao xạ 824 (sư đoàn phòng không 673) đã lập tức dùng hoả lực pháo bắn thẳng phá vỡ đội hình phản kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, bắn chìm 7 tàu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đến 15 giờ chiều 28 tháng 4, trung đoàn 101 (sư 325) đã tiếp cận chiến trường, giành lại trận địa, đẩy các lực lượng phản kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa lùi về Cát Lái. Sáng 29 tháng 4, Sư đoàn 304 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]] tổ chức hai mũi đột kích vu hồi gồm trung đoàn 24, trung đoàn 9 và một đại đội xe tăng của Lữ đoàn 203. Đến 10 giờ cùng ngày, các đơn vị này đã dập tắt các ổ đề kháng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, làm chủ tình hình ở khu vực Nước Trong và ngã ba đường 15.<ref>Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004). trang 284.</ref> Trưa 29 tháng 4, các tướng Hoàng Cầm (tư lệnh Quân đoàn 4) và Nguyễn Hữu An (tư lệnh Quân đoàn 2) đều nhận được mật lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh: "Tấn công vào nội đô Sài Gòn từ 16 giờ cùng ngày"; sớm hơn sự kiến 12 giờ. 14 giờ chiều 29 tháng 4, Quân đoàn 2 đã đánh chiếm các mục tiêu còn lại tại Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái, khu kho hậu cần Thành Tuy Hạ, vượt sông Đồng Nai đánh chiếm căn cứ hải quân Cát Lái.<ref name="lskccmcn438"/>
[[Tập tin:BuiQuangThan.jpg|nhỏ|phải|256px|Các xe tăng số 390 (trái) và số 843 (phải) của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975]]Tối 29 tháng 4, lực lượng đột kích sâu của Quân đoàn 2 đã sẵn sàng tiến quân từ Long Nha. Cụm quân này gồm có lữ đoàn 203 tăng - thiết giáp đi đầu và giữa đội hình, trung đoàn 66 bộ binh cơ giới (có hơn 50 xe ô tô chở quân), một đại đội bộ binh cơ giới của trung đoàn 18 sử dụng xe thiết giáp V-100, tiểu đoàn 7 cao xạ (trung đoàn 284), một đại đội tên lửa phòng không Strela-2 (Sam-7), tiểu đoàn 4 pháo binh (Lữ đoàn 164), hai đại đội pháo 85&nbsp;mm (trung đoàn 68, sư đoàn 304), một tiểu đoàn công binh và hai đại đội cầu phà (Lữ đoàn công binh 219). Lực lượng đột kích sâu được lệnh bỏ qua các ổ đề kháng lẻ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, để lại cho trung đoàn 18 (sư đoàn 325) hành quân theo sau giải quyết. Mục tiêu cuối cùng là tiến thẳng đến Dinh Độc Lập.<ref>Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004). trang 286.</ref>
[[Tập tin:BuiQuangThan.jpg|nhỏ|phải|256px|Các xe tăng số 390 (trái) và số 843 (phải) của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975]].
Tối 29 tháng 4, lực lượng đột kích sâu của Quân đoàn 2 đã sẵn sàng tiến quân từ Long Nha. Cụm quân này gồm có lữ đoàn 203 tăng - thiết giáp đi đầu và giữa đội hình, trung đoàn 66 bộ binh cơ giới (có hơn 50 xe ô tô chở quân), một đại đội bộ binh cơ giới của trung đoàn 18 sử dụng xe thiết giáp V-100, tiểu đoàn 7 cao xạ (trung đoàn 284), một đại đội tên lửa phòng không Strela-2 (Sam-7), tiểu đoàn 4 pháo binh (Lữ đoàn 164), hai đại đội pháo 85&nbsp;mm (trung đoàn 68, sư đoàn 304), một tiểu đoàn công binh và hai đại đội cầu phà (Lữ đoàn công binh 219). Lực lượng đột kích sâu được lệnh bỏ qua các ổ đề kháng lẻ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, để lại cho trung đoàn 18 (sư đoàn 325) hành quân theo sau giải quyết. Mục tiêu cuối cùng là tiến thẳng đến Dinh Độc Lập.<ref>Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004). trang 286.</ref>
 
Sáng 30 tháng 4, cụm đột kích sâu nhanh chóng dập tắt các ổ đề kháng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại cầu Xa Lộ, Căn cứ Rạch Chiếc, căn cứ Nguyễn Huệ, Học viện Cảnh sát, cầu Sài Gòn. Pháo binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trụ lại tại căn cứ Thủ Đức dùng hỏa lực súng cối và súng chống tăng M-72 chặn đánh và chia cắt đội hình tiểu đoàn xe tăng 5 (lữ đoàn 203). Một phân đội của lữ đoàn 203 liền kéo vào tiêu diệt nhóm pháo binh này. Tại đây xe tăng 707 của lữ đoàn đã phải chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và người cuối cùng.<ref>Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (Biên niên sự kiện). trang 221.</ref> Đến 9 giờ sáng 30 tháng 4, sau khi dồn bộ phận còn lại của đối phương vào trong căn cứ Thủ Đức, tiểu đoàn 5 để lại cụm quân này cho trung đoàn 18 (sư đoàn 325) xử lý và đuổi theo các đơn vị đi đầu lúc này đã đến cầu Sài Gòn. Sau khi đánh tan sức kháng cự của 8 xe tăng có sự phối hợp của 6 tàu chiến hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa đậu tại Tân Cảng, cụm đột kích sâu nhanh chóng vượt qua cầu Sài Gòn tiến vào đường Hồng Thập Tự,<ref>Lịch sử Quân đoàn 2 (1974 - 2004). trang 287.</ref> nhưng cũng mất 4 xe tăng và tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhã của lữ đoàn xe tăng 203 hi sinh<ref>Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (Biên niên sự kiện). trang 222.</ref>
Hàng 217 ⟶ 214:
Tuy nhiên, kế hoạch này đã không thể thực hiện được do một số tướng tá cấp dưới đã bỏ chạy, bộ máy chỉ huy của Quân đoàn IV đã rối loạn đến mức không thể điều khiển được các đơn vị dưới quyền trong khi các lực lượng cách mạng đang ở thế áp đảo. Đến 10 giờ ngày 30 tháng 4, (trước lúc khởi sự 4 giờ), viên chuẩn tướng tham mưu trưởng quân đoàn và viên đại tá phụ trách an ninh chịu trách nhiệm giao nhiệm vụ cho các cấp đã bỏ trốn cùng vợ con qua ngả sông Hậu ra biển. Cùng đi còn có viên thiếu tá chánh văn phòng tiểu khu Phong Dinh. 18 giờ chiều 30 tháng 4, một số thân hào, nhân sĩ Cần Thơ đã có mặt tại cổng tư dinh của tướng Lê Văn Hưng tại Cần Thơ yêu cầu ông ta hãy vì dân chúng mà đừng ra lệnh phản công vì sợ rằng nếu Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản công, Cần Thơ sẽ bị pháo binh đối phương bắn nát như An Lộc năm 1972. 18 giờ 45 phút chiều 30 tháng 4, tướng Nam điện cho tướng Hưng thông báo việc ông ta đã cho phát cuộn băng lời kêu gọi của mình trên đài phát thanh Cần Thơ. Nhưng việc này đã không được thực hiện do Đài phát thanh đã bị một đơn vị biệt động Quân giải phóng do thiếu tá Hoàng Văn Thạch chỉ huy giành quyền kiểm soát trước đó một giờ. Thay vào đó, cuốn băng ghi lại lời kêu gọi đầu hàng của tướng Dương Văn Minh hồi 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4 được phát lên sóng của đài Cần Thơ. Chiều tối 30 tháng 4, tướng Lê Văn Hưng tự sát tại tư dinh. Nửa đêm 30 tháng 4, tướng Nguyễn Khoa Nam ra lệnh dỡ bỏ các bản đồ, kế hoạch, mật hiệu hành quân dưới tầng hầm của Sở chỉ huy Quân đoàn IV Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tự sát ngay trong phòng làm việc rạng sáng này 1 tháng 5 năm 1975. Kế hoạch "mật khu" của Quân đoàn IV phá sản.<ref>Hồi ức của Lê Ngọc Danh, ''dẫn theo'' Lê Đại Anh Kiệt. sđd. trang 194.</ref>
 
Từ 26 tháng 4 đến 2 tháng 5, các đơn vị [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] tại Quân khu 8 đã tổ chức nhiều mũi tấn công vào các đơn vị Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp với sự nổi dậy của dân chúng trong vùng. Ngày 27 tháng 4, sư đoàn 7 Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị sư đoàn 8 [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]] bao vây tại căn cứ Đồng Tâm, chịu để mất thành phố Mỹ Tho cách đó khoảng vài dặm. Trong các ngày 29 và 30 tháng 4, các tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Sa Đéc lần lượt bị giành quyền kiểm soát bởi lực lượng vũ trang địa phương. Thậm chí Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chính quyền địa phương của họ tại tỉnh Gò Công đã hạ vũ khí đầu hàng trước cuộc biểu tình của dân chúng chỉ có một đội tự vệ võ trang hỗ trợ.<ref>Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. trang 452-453.</ref>
 
Tại Khu 9, tình hình cũng diễn biến rất nhanh chóng. Ngày 30 tháng 4, tại Bến Tre, ba tiểu đoàn bảo an 401, 418 và 593 Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị các tiểu đoàn địa phương 263 và 596 của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đánh thiệt hại nặng trong một cuộc phản kích định chiếm lại chi khu Lương Qưới. Đến ngày 1 tháng 5, chính quyền toàn tỉnh Bến Tre (Kiến Hoà) rơi vào tay các lực lượng cách mạng. Đêm 29 tháng 4, sư đoàn 4 (chủ lực khu 9) đã bao vây và giành quyền kiểm soát sân bay Trà Nóc. Sư đoàn 4 không quân và tiểu đoàn bảo vệ sân bay không kháng cự và đầu hàng tại chỗ. Đến chiều tối ngày 30 tháng 4, hầu hết các cứ điểm quan trọng còn lại của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong vành đai Alpha như căn cứ Bình Thuỷ, sân bay Lộ Tẻ, nha cảnh sát, Bộ tư lệnh Vùng chiến thuật IV, đài phát thanh, dinh tỉnh trưởng Phong Dinh bị [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]] giành quyền kiểm soát. Sáng 30 tháng 4, tại Vĩnh Long, trung đoàn 18 (sư đoàn 21, Quân lực Việt Nam Cộng hòa) đầu hàng và tan rã tại chỗ. Viên đại tá tỉnh trưởng ra hàng sáng ngày 1 tháng 5. Tại Trà Vinh, 11 giờ ngày 30 tháng 4, viên tỉnh trưởng và hơn 100 binh lính còn lại cũng hạ vũ khí đầu hàng. 11 giờ ngày 1 tháng 5, toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại Long Xuyên hạ vũ khí trước sức ép của trung đoàn 101 (sư đoàn 4 - chủ lực khu 9) có một tiểu đoàn thiết giáp M113 tăng cường. Tại Sóc Trăng, ngày 30 tháng 4, bốn tiểu đoàn Phú Lợi 1, 2, 3, 4 của tỉnh đội Sóc Trăng lần lượt giành quyền kiểm soát trại Lý Thường Liệt, sân bay Vọng Hoàn, chi khu Khánh Hưng, khu Hoàng Diệu, Ty cảnh sát. Lúc 14 giờ cùng ngày, hơn 100 binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại dinh tỉnh trưởng kéo cờ trắng ra hàng. Tại Bạc Liêu, sáng 30 tháng 4, viên tỉnh trưởng và bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại đây đã chấp nhận đầu hàng trước cuộc biểu tình của gần một vạn người dân trước tòa thị chính Bạc Liêu. 22 giờ đêm 30 tháng 4, bốn tiểu đoàn chủ lực khu 9 ([[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]]) đã giành quyền kiểm soát toàn bộ tỉnh Rạch Giá. 10 giờ 30 phút sáng ngày 1 tháng 5, các lực lượng vũ trang cách mạng địa phương đã làm chủ thị xã và toàn tỉnh Cà Mau.<ref>Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. trang 454-457.</ref>
 
=== Đánh đuổi quân Khmer đỏ trên vùng giáp biên giới ===
Hàng 232 ⟶ 229:
Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quân sự lớn nhất của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] trong toàn bộ cuộc [[Chiến tranh Việt Nam]] đã kết thúc thắng lợi với sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chế độ Việt Nam Cộng hòa, toàn bộ lực lượng cố vấn quân sự còn lại của Mỹ ở Việt Nam phải rút chạy. Kết quả của chiến dịch này là sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời, vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài xâm lược chiếm đóng và chia cắt.
 
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam|Quân Giải phóng]] đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc Quân khu 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa và lực lượng dự bị là tàn quân của Quân đoàn 1 và 2 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa rút về, tổng cộng trên 45 vạn quân. Thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, 3000 xe quân sự và toàn bộ kho tàng.<ref>Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 (Biên niên sự kiện). trang 227.</ref>
 
Trên phương tiện thông tin đại chúng, sự kết thúc chiến dịch này được truyền đi bằng một bức điện từ Bưu điện trung tâm Sài Gòn bởi một phóng viên UPI đến hơn 7500 máy teletype trên toàn cầu:
Hàng 241 ⟶ 238:
{{cquote|'''''ZCZ NNN '''(stop)''' Bản tin… '''(stop)''' Hòa bình-30/4 '''(stop)''' của Alan Dawson - UPI '''(stop)''' Sài Gòn-30 tháng 4 '''(stop)''' Tổng thống Dương Văn Minh hôm nay ra thông báo Nam Việt Nam đầu hàng và ra lệnh binh sĩ thuộc chính quyền ngừng chiến đấu. '''(stop)''' NTL 1132 Sáng.'''''|30px||Alan Dawson|<ref>Alan Dawson. sđd. trang 2.</ref>}}
 
Đằng sau bức điện đơn giản nhưng được cả thế giới quan tâm ấy là kết quả của một chiến dịch đã đặt dấu chấm hết cho cuộc [[Chiến tranh Việt Nam]]; một cuộc chiến mà vì nó, đã làm hao hụt hơn 360.000 quân nhân Mỹ thương vong, trong đó có 58.191 quân nhân chết;<ref>Số liệu do Trung tâm Lịch sử Quân sự của Quân đội Mỹ (U.S Army Center for Military History), Wasington, D.C. Cung cấp. ''Dẫn theo'' Robert McNamara. Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học ở Việt Nam. Dịch giả chính: Hồ Chính Hạnh. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội. 1995. trang 365.</ref> (chưa kể thương vong của các đội quân đồng minh của Mỹ là Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc, Úc, New Zealand). Phía [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] có hơn khoảng 850.000 quân nhân hy sinh, trong đó khoảng 200.000 người đến nay vẫn còn trong diện mất tích, gần 600.000 quân nhân bị thương. Ngoài ra, gần 2 triệu dân thường Việt Nam bị chết, hơn 2 triệu dân thường mang thương tật suốt đời, khoảng 2 triệu người bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hạivdohại do Mỹ rải xuống.<ref>Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập VIII. trang 463.</ref>
 
==Ảnh hưởng quốc tế sau đó==