Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trung Bộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 405:
 
===Vùng kinh tế trọng điểm===
Các khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung gồm 5 tỉnh (Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi], Bình Định,) với tổng diện tích khoảng 27.884km2, dân số năm 2006 vào khoảng 6,2 triệu người và dự báo đến 2025 là 8,15 triệu người <ref>[http://tuoitre.vn/Kinh-te/351407/Mien-Trung-voi-truc-kinh-te-bien-hung-manh.html Miền Trung với trục kinh tế biển] Báo Tuoitre. Truy cập ngày 20/10/2010</ref>. Các khu vực kinh tế này không chỉ có vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng. Là mặt tiền của tiểu vùng sông Mekong, từ đây có thể giao thương với các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và xa hơn là các nước Nam Á và vùng Tây Nam Trung Quốc qua các trục hành lang Đông - Tây, quốc lộ 9, đường 14, đường 24, đường 19.
 
Năm 1994, Chính phủ phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp Dung Quất đã ra đời vùng kinh tế trọng điểm kéo dài từ Liên Chiểu (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi), hình thành trục phát triển công nghiệp và du lịch dọc theo vùng duyên hải từ Đà Nẵng đến Dung Quất cùng với chuỗi đô thị đang phát triển trải dài 558&nbsp;km theo bờ biển, gồm Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn và các khu kinh tế lớn như Chân Mây - Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Sau đó 2 năm (năm 1996) dự án cảng biển nước sâu và Khu công nghiệp thương mại - du lịch và dịch vụ Chân Mây ra đời dẫn đến sự phát triển vùng kinh tế trọng điểm ra đến Thừa Thiên - Huế. Tiếp đến năm 2004, việc phê duyệt dự án cảng biển nước sâu và Khu kinh tế Nhơn Hội dẫn đến sự mở rộng vùng kinh tế trọng điểm về phía Nam đến Bình Định.