Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triều Tiên Cao Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 80:
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp năm 1866 và Mỹ năm 1871, cùng với vụ tàu chiến Unyo (Vân Dương) của Nhật Bản, đã khiến cho cả triều đình Triều Tiên, trong đó có vua Cao Tông, cảm thấy áp lực ngày càng lớn đang chèn ép lên đất nước.
 
Hiệp ước Giang Hoa, trở thành hiệp ước bất bình đẳng đầu tiên mà Triều Tiên phải kí với ngoại bang, tạo ngoại quyền to lớn cho người Nhật Bản trên lãnh thổ Triều Tiên và đã ép buộc Triều Tiên mở cửa ba hải cảng, bao gồm Busan, Incheon và Wonsan cho tự do buôn bán với ngoại quốc, nhất là Nhật Bản. Sau hiệp ước này, Triều Tiên dần trở thành con mồi ngon cho những thế lực hùng mạnh khác, cũng như dẫn đến sự chiếm đóng hoàn toàn của Nhật Bản sau này. [[Tập tin:Gojong of the Korean Empire.jpg|bélyegkép|200px|thumb|Triều Tiên Cao Tông(1904)]]
 
=== Binh biến Nhâm Ngọ và Chính biến Giáp Thìn ===
 
Trước những áp lực mới từ ngoại bang, vua Cao Tông bắt đầu phải trông cậy vào những toán lính đánh thuê có trang bị súng trường, tức là những lực lượng được trang bị theo kiểu mới. Trong khi đó, những binh lính kiểu cũ, vốn chỉ được trang bị những vũ khí lạc hậu như gươm, giáo và nỏ, trở nên bất mãn với chế độ lương bổng thấp và không hài lòng khi nhà vua không còn tin dùng họ. Những lực lượng này cũng bất mãn với việc Hưng Tuyên Đại viện quân muốn thâu tóm lại đại quyền.
 
Nhà Thanh lúc này can thiệp, với việc tướng Viên Thế Khải đem quân tràn vào Triều Tiên và bắt Hưng Tuyên Đại viện quân đem về Bắc Kinh trước khi trả ông về nước sau đó 4 năm (1886).
 
Ngày 4 tháng 12 năm 1884, năm cuộc khởi binh đã mở đầu cho Chính biến Giáp Thìn. Những lực lượng tham gia chính biến là những binh lính thuộc nhóm duy tân, khởi binh nhằm muốn hạ bệ vua Cao Tông và vương hậu Minh Thành. Tuy nhiên, cuộc khởi binh thất bại chỉ sau ba ngày. Một số người cầm đầu chính biến, trong đó có Kim Ngọc Vận (Kim Okgyun, [[Hangul]]: 김옥균; [[Hanja]]: 金玉均), đã phải lưu vong đến Nhật Bản. Những người còn lại đều đã bị xử tử.
 
=== Khởi nghĩa nông dân ===
 
Cuộc sống của nông dân Triều Tiên thế kỉ 19 trở nên vô cùng khó khăn và bần cùng. Người nông dân phải sống trong cảnh nghèo đói, trong những túp lều lụp xụp bên những con đường đầy bùn đất dơ bẩn. Nạn đói, sự nghèo khổ, sưu cao thuế nặng và tình trạng tham nhũng của quan lại đã đẩy người nông dân Triều Tiên lúc này vào cảnh khốn cùng. Chính những điều này đã khiến người nông dân đứng lên khởi nghĩa, mà một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất đã diễn ra là cuộc khởi nghĩa lãnh đạo bởi Hồng Cảnh Lai (Hong Gyeong-nae, [[Hangul]]: 홍경래; [[Hanja]]: 洪景來) ở đạo Bình An trong những năm 1811-1812 dưới triều vua Thuần Tổ. [[Tập tin:Gojong of the Korean Empire.jpg|bélyegkép|200px|thumb|Triều Tiên Cao Tông(1904)]]
 
==Gia đình==