Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kim Liên, Kim Thành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 51:
 
==Xã hội==
Tại thôn Cổ Phục, cư dân chiếm đại đa số đều thuộc họ Nguyễn Văn, họ Hoàng gốc Mạc và họ Phạm. Ngoài ra còn có những họ nhỏ như họ Đỗ xóm trong, họ Đỗ xóm Trại Mới, họ Hoàng gốc Nguyễn, họ Hoàng gốc Ngô, họ Nguyễn Xuân, họ Nguyễn xóm Trại Mới, họ Nguyễn xóm trong, họ Phạm "nhập", họ Bùi, họ Vũ và một số họ thiểu số ngụ cư khác.
 
* '''Họ Nguyễn Văn''': theo gia phả dòng họ, Thủy tổ vốn tên là Doãn Ích, người Nam Định, từng làm quan dưới triều [[Nhà Hậu Lê|Hậu Lê]], do không theo [[nhà Mạc]] nên bỏ trốn đến vùng Cổ Phục ngày nay mai danh ẩn tính, đổi tên thành Nguyễn Thế Ích. Hậu duệ đời thứ 7 của Nguyễn Thế Ích là Phúc Thọ vốn làm tướng dưới thời vua [[Gia Long]] [[nhà Nguyễn]] lập nhiều chiến công hiển hách, sinh được cả thảy 12 người con trai. Trừ 3 người dời đi nơi khác làm ăn, còn 9 người ở lại trở thành tổ tiên của 9 chi họ Nguyễn Văn ngày nay.<ref>Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Thế Trị sđd, tr. 13-14</ref>
* '''Họ Hoàng''': theo gia phả dòng họ, Thủy tổ tên là Hoàng Văn Bảo, cháu 4 đời của Vũ An Đế [[Mạc Toàn]], nguyên người thôn An Lưu (nay thuộc xã Hiệp An huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương), sang lập nghiệp ở Cổ Phục rồi đổi thành họ Hoàng. Ông sinh được 3 người con trai nhưng có hai người đi tha phương rồi biệt tích, người con thứ 2 là Thực ở lại Cổ Phục sinh hạ 4 trai trở thành tổ tiên của 4 ngành họ Hoàng thôn Cổ Phục ngày nay.
* '''Họ Phạm''': theo gia phả dòng họ, Thủy tổ tên là Phạm Văn Chất, không rõ nguyên quán, đến Cổ Phục khoảng đầu thế kỷ XVIII. Ông có hai người con trai, từ đó họ Phạm được phân thành 2 chi lớn cùng tồn tại cho đến tận ngày nay.
 
Tại thôn Lương Xá, cư dân chiếm đại đa số là họ Lê Đình, họ Hứa và họ Trần. Ngoài ra còn có những họ nhỏ như chi thứ 9 của họ Nguyễn Văn ở Cổ Phục sang định cư, họ Vũ, họ Đỗ..v..v..
* '''Họ Lê Đình''':
* '''Họ Hứa''':
* '''Họ Trần''':
 
==Hạ tầng - Đường sá==