Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Báo Thiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 45:
Sau đó F. Garnier chiếm mà không giữ được Hà Nội bao lâu vì bị [[quân Cờ Đen]] giết chết, quân Pháp rút về Nam, giao Hà Nội lại cho triều đình Huế theo Hòa ước 1874. Giám mục lại trở về Kẻ Sở, tuy vậy chùa Báo Thiên lúc đó dù chưa bị phá hủy nhưng với mấy gian nhà gỗ do Giám mục dựng tạm đã trở thành ngôi nhà thờ Công giáo được các thày kẻ giảng người Việt trông coi.“''Nhà mới dựng giống như một ngôi đền Á Đông, có gian giữa rộng với nhiều cột bằng gỗ lim…''”<ref>''Hà Nội pendant la période héroique của Masson'', Hà Nội 1912</ref>
 
Năm [[1882]], [[Henry Riviere]] đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Năm 1883, [[quân Cờ Đen]] tấn công các nơi có quân Pháp đóng. Tại khu vực nhà thờ này có một tiểu đội Pháp đóng (cùng với một số giáo dân được cấp súng làm vệ binh). Đêm 19-5-1883, số lính tráng này bị tấn công, nhà thờ bị đốt phá. Ba cố Tây (Landais có tên Việt là Cố Lan, Rival-Cố Mỹ, Bertrand-Cố Phước) dẫn thủ hạ chạy sang ăn ở [[chùa Bà Đá]] bên cạnh, được Sư cụ chùa Bà Đá che dấu cho nên không bị giết (Việc này Chu Thiên có đề cập trong sách ''Hùng khí Thăng Long'').
Năm [[1882]], [[Henry Riviere]] đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai.
 
Năm 1883, [[quân Cờ Đen]] tấn công các nơi có quân Pháp đóng. Tại khu vực nhà thờ này có một tiểu đội Pháp đóng (cùng với một số giáo dân được cấp súng làm vệ binh). Đêm 19-5-1883, số lính tráng này bị tấn công, nhà thờ bị đốt phá. Ba cố Tây (Landais có tên Việt là Cố Lan, Rival-Cố Mỹ, Bertrand-Cố Phước) dẫn thủ hạ chạy sang ăn ở [[chùa Bà Đá]] bên cạnh, được Sư cụ chùa Bà Đá che dấu cho nên không bị giết (Việc này Chu Thiên có đề cập trong sách ''Hùng khí Thăng Long'').
 
Rồi khi quân Pháp được tăng viện, chiếm lại khu đất này, thì nhà thờ đã bị đốt phá ''"những gian nhà gỗ bị cháy rụi, những phần khác của chùa Báo Thiên còn trơ lại những mảnh đống nham nhở đổ nát"''<ref name=":0" /> Đến năm 1883 chùa bị phá hủy hoàn toàn các công trình kiến trúc.
Hàng 54 ⟶ 52:
 
Công sứ Pháp thời đó là Bonnal đã tường thuật sự cướp đoạt chùa Báo Thiên như sau: ''"San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời chiếm đóng... tuy nhiên công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại khi phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hợp với giám mục (Puginier) và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy"''.
 
Giám mục Puginier muốn phá bỏ hết ngôi chùa để xây dựng nhà thờ mới hoàn toàn. Tuần phủ [[Nguyễn Hữu Độ]] lập kế: Trước hết gọi các kỳ hào phường Báo Thiên (mà hầu hết là giáo dân) lên làm đơn xin cào sạch mọi di tích của chùa Báo Thiên cũ với lý do "chùa đổ nát để vậy dễ gây tai nạn nguy hiểm". Sau đó Nguyễn Hữu Độ cho đi tìm chủ nhân của khu đất này, chùa được xây dựng từ đời nhà Lý (800 năm trước) nên tất nhiên không tìm ra chủ, động thái của Nguyễn Hữu Độ chỉ là mang tính thủ tục mà thôi. Sau đó Nguyễn Hữu Độ đem mảnh đất “vô chủ” ấy giao hết cho Giám mục Puginier để làm nhà thờ Lớn.
 
Tác giả [[France Mangin]] trong bài viết về Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long viết rằng: ''"Nhờ sự giúp đỡ của tổng đốc Nguyễn Hữu Độ mà những trở ngại trong việc phá dỡ ngôi chùa Báo Thiên đã được giải quyết nhanh chóng... Tiếp đó lô đất (chùa Báo Thiên) đã được cho không Đoàn Truyền Giáo, và (công sứ) Bonnal đã hài lòng giao cho vị giám mục (Puginier) giấy tờ chính thức xác nhận quyền sở hữu lô đất (chùa Báo Thiên)"''. Giám mục Puginier mở cuộc xổ số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền chùa Báo Thiên và hoàn thành ngôi nhà thờ vào ngày 24 tháng 12 năm 1886, đó là Nhà Thờ Lớn hiện nay tại Hà Nội.