Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chùa Báo Thiên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 45:
Năm [[1882]], [[Henry Riviere]] đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai. Năm 1883, [[quân Cờ Đen]] tấn công các nơi có quân Pháp đóng. Tại khu vực nhà thờ này có một tiểu đội Pháp đóng (cùng với một số giáo dân được cấp súng làm vệ binh). Đêm 19-5-1883, số lính tráng này bị tấn công, nhà thờ bị đốt phá. Ba cố Tây (Landais có tên Việt là Cố Lan, Rival-Cố Mỹ, Bertrand-Cố Phước) dẫn thủ hạ chạy sang ăn ở [[chùa Bà Đá]] bên cạnh, được Sư cụ chùa Bà Đá che dấu cho nên không bị giết (Việc này Chu Thiên có đề cập trong sách ''Hùng khí Thăng Long'').
 
Rồi khi quân Pháp được tăng viện, chiếm lại khu đất này, thì nhà thờ đã bị đốt phá ''"những gian nhà gỗ bị cháy rụi, những phần khác của chùa Báo Thiên còn trơ lại những mảnh đống nham nhở đổ nát"''<ref name=":0" /> Đến năm 1883 chùa bị phá hủy hoàn toàn các công trình kiến trúc để xây nhà thờ Thiên Chúa giáo, đây cũng là một phần trong chủ trương tẩy xóa văn hóa truyền thống, "Công giáo hóa" người Việt để dễ cai trị của thực dân Pháp.
 
Sau khi chiếm được Hà Nội, Henri Riviere sai phá hủy các cổng thành và nhiều đoạn tường thành, lấy hết đại bác trên thành ném xuống hào. Các chùa miếu quanh thành đều bị xô sập tất cả, một mặt để lấy gỗ gạch làm công sự, mặt khác là để thực hiện chủ trương triệt hạ nền văn hóa cổ truyền bản địa và độc tôn Thiên Chúa giáo để dễ cai trị của thực dân Pháp. Chùa Báo Thiên bị phá hủy hoàn toàn các công trình kiến trúc để xây nhà thờ Thiên Chúa giáo.
 
Năm [[1883]], theo yêu cầu của [[Công sứ]] Bonnal, kinh lược [[Bắc Kỳ]] là [[tổng đốc]] [[Nguyễn Hữu Độ (quan Nhà Nguyễn)|Nguyễn Hữu Độ]] đã giao khu đất chùa này cho [[Giám mục]] Puginier phá dỡ những phần còn lại để xây [[Nhà thờ Lớn Hà Nội]].<ref name="Lê Quang Vịnh" /><ref>[[Philippe Papin|Papin, Philippe]], ''Histoire de Hanoi'', Fayard (2001), tr. 241-242</ref><ref name="masson1929">{{Chú thích sách| họ = Masson| tên = André| tựa đề = Hanoï pendant la période héroïque (1873-1888)| ngày truy cập = 2013-03-17| năm=1929| nhà xuất bản=Librairie Orientaliste Paul Geuthner| nơi=Paris| ngôn ngữ=tiếng Pháp| trang=125-126| chương=La Mission| url chương=http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k57905924/f136.image| trích dẫn=Démolir la pagode et s’emparer du terrain, rien n’était en apparence plus facile dans la période de conquête que nous traversions, mais j’avais comme de juste, une certaine répugnance à commettre un abus de pouvoir de cette sorte et je préférai m’adresser au Tong-doc Nguyen-huu-Dô. Celui-ci était en fort bons termes avec l’Evêque et désirait comme moi lui être agréable; voici comment il tourna la difficulté. Il fit d’abord rechercher s’il existait encore quelque descendant du fondateur de la pagode, mort depuis plus de deux siècles, et naturellement n’en trouva pas. Il ordonna ensuite aux notables du quartier, choisis comme par hasard parmi les indigènes chrétiens, de vérifier la solidité de l’édifice et ceux-ci n’hésitèrent pas à déclarer que, menaçant ruine, il pourrait en s’écroulant compromettre la sécurité des passants. Maintenant tout était en règle. Faire démolir la pagode, en confisquer le terrain sans maître au profit du domaine étaient, suivant la coutume annamite, des mesures justifiées ne pouvant soulever aucune protestation; c’est ce que fit le Tong-doc. }}</ref> Trong khuôn viên của chùa Báo Thiên cũng có xây thêm tòa Khâm sứ Pháp.