Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tam quốc diễn nghĩa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 110:
== Sự thực của một số tình tiết hư cấu ==
{{xem thêm|Danh sách sự kiện hư cấu trong Tam Quốc diễn nghĩa|Danh sách nhân vật hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa}}
Các sĩ phu thời phong kiến thườngtuy khen ngợi giá trị nghệ thuật của tác phẩm nhưng cũng có người chỉ trích vấn đề ''bảy thực ba hư'' của ''Tam quốc diễn nghĩa'', nói là ''có nhiều chỗ vô căn cứ, hoang đường'', vì vậy làm cho độc giả hiểu sai nhiều diễn biến trong chính sử. Trương Học Thành đời [[nhà Thanh]] và một số người khác nêu ra một số tình tiết như: ''kết nghĩa vườn đào, Quan Vũ hiển thánh ở Ngọc Toàn, Quan Vũ đốt đuốc ngồi suốt đêm trước cửa buồng hai Cam, My phu nhân, đường Hoa Dung Quan Vũ chặn Tào Tháo, Bàng Sĩ Nguyên chết ở gò Lạc Phượng, Chu Du uất hận nói "Đã sinh ra Du sao còn sinh Lượng", Gia Cát Lượng tế ở sông Lô, nặn bột làm đầu người...''<ref>Tam quốc diễn nghĩa Nhà xuất bảnVH 2007 trang 23</ref> là vô căn cứ vì không thấy có ghi trong chính sử. Gần đây, các học giả Trung Quốc đã đề cập nhiều tình tiết không có thực trong lịch sử mà nhà văn [[La Quán Trung]] (''hay nói chính xác hơn là những câu chuyện dân gian mà ông tập hợp để viết nên tác phẩm'') đã hư cấu. Một số tài liệu khác cũng đề cập tới sự so sánh giữa sự thực lịch sử và những tình tiết hư cấu của tiểu thuyết. Một số tình tiết tiêu biểu là:
 
# ''Kết nghĩa vườn đào.''<br />Ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi đúng là thân thiết như anh em nhưng không có ghi chép trong sử sách về việc 3 người từng làm lễ kết nghĩa.