Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Cát Lượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
lí do nêu công khai ở Thảo luận
Dòng 38:
 
Dòng họ ''[[Gia Cát]]'' (諸葛) của ông là một [[họ người Trung Quốc|họ]] kép ít gặp. Theo từ điển Hán Việt của [[Thiều Chửu]] và một số từ điển khác thì chữ 诸 (bính âm là ''zhū'') thường được phiên là ''chư'', vậy thì tên ông là Chư Cát Lượng ([[tiếng Trung Quốcuốc|tiếng Hán]]: 诸葛亮; [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Zhūgé Liàng). Tuy nhiên, nhiều từ điển Hán Việt ghi 2 cách đọc ''chư'' và ''gia'', đồng thời ở mục họ 诸葛 (''Zhūgé'') thì chỉ phiên là Gia Cát. Theo sách ''"Khổng Minh Gia Cát Lượng"'', chữ "Cát" trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ việc ông là dòng dõi của [[Cát Anh]], một tướng theo [[Trần Thắng]] khởi nghĩa chống [[Nhà Tần|Tần]]. Cát Anh có công, bị [[Trần Thắng]] giết oan. Khi [[Hán Văn Đế]] lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ [[Gia Cát]] - ghép chữ "Cát" cũ và đất "Gia".<ref>Trần Văn Đức, sách đã dẫn, tr 7</ref>
 
Theo Bàng Thống truyện chép trong Tam quốc chí, Gia Cát Lượng là học trò của Bàng Đức Công, người Tương Dương. Gia Cát Lượng thường hay tới nhà, một mình lạy ở dưới giường, ban đầu Bàng Đức Công chẳng chỉ bảo gì sau mới dạy. Bàng Đức Công có cháu là [[Bàng Thống]], người sau này được Gia Cát Lượng tiến cử cho Lưu Bị.<ref>Tam quốc chí, Nhà xuất bản văn học, tập 2, Bàng Thống truyện</ref>
 
== Sự nghiệp ==