Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dục Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 81:
Sau khi nhận được sự đồng ý của Thái hoàng Thái hậu, hai quan Phụ chính liền ra chỉ phế truất ông vào ngày [[23 tháng 7]] năm [[1883]],<ref>Phan Thuận An, sách đã dẫn, trang 115.</ref> giáng làm Thụy quốc công như trước,<ref name="NPT372" /> và giam vua Dục Đức ở nơi ở cũ là Dục Đức đường, rồi viện Thái y, và cuối cùng là Ngục thất<ref>'''Ngục thất''' (sau đổi tên là Khám đường) trong [[Kinh thành Huế]] là một cái nhà tù "đặc biệt" dành cho những người phạm "trọng tội", được thiết lập từ đầu triều Nguyễn. Khi ấy, Ngục thất nằm ở góc Tây Bắc trong Kinh thành Huế, trên một cái hồ lớn, thường gọi là hồ Khám. Toàn khu có bốn cái nhà. Một nhà dài lớn ở phía trước, dùng làm văn phòng và trại canh. Ba dãy nhà sau là trại giam. Tù nhân ở đây phần lớn là những [[tu sĩ]] [[đạo Thiên chúa]] không chấp hành luật lệ cấm đạo của các vua [[nhà Nguyễn]]. Tuy nhiên, những người tù nổi tiếng nhất lại là ba cái đầu lâu của [[Nguyễn Nhạc]], [[Nguyễn Huệ]] và [[Nguyễn Quang Toản]]. Sau [[Trận Kinh thành Huế 1885|trận Kinh thành Huế năm 1885]], ba đầu lâu ấy mới thất lạc. Cho đến đời vua [[Thành Thái]], thì Ngục thất không còn được sử dụng nữa. Nguyên do là vì cha ông là vua Dục Đức đã bị truất phế, tống ngục, và rồi chết đói tại đây. Ngày nay, trên nền Ngục thất xưa là trường Phổ thông Cơ sở Tây Lộc, thuộc phường [[Tây Lộc]], [[thành phố Huế]]. Nguồn tham khảo: Nguyễn Đắc Xuân, "Ngục thất" trong sách ''Hướng dẫn tham quan Kinh thành Huế''. Nhà Xuất bản Thuận Hóa, 1994, tr. 147-148.</ref> trong [[Kinh thành Huế]].
 
==Kết cục. Phế đế==
[[Nguyễn Văn Tường]] muốn lập Ưng Đăng lên làm vua, nhưng [[Tôn Thất Thuyết]] nắm quân đội trong tay, lập em của [[Tự Đức]] là Lãng quốc công Hồng Dật lên ngôi, với niên hiệu là [[Hiệp Hòa]], lúc này [[Nguyễn Văn Tường]] và [[Tôn Thất Thuyết]] bàn nhau việc trừ khử Tự quân (tức Dục Đức, lúc đó đang bị giam ở viện Thái y), mới dời ông qua nhà ngục phủ Thừa Thiên và cho canh giữ cẩn mật, lại bắt các con của ông về quản thúc ở quê mẹ: hai hoàng tử thứ 7 (tức vua [[Thành Thái]] sau này) và thứ 9 theo mẹ là bà Vương phi [[Phan Thị Điều]] về xã Phú Lương, Hoàng tử thứ 10 theo mẹ là bà Nguyễn thị về xã Phú Xuân, còn Hoàng tử thứ 11 vẫn đang trong bụng mẹ. Các con của ông nguyên trong tên có bộ Sơn(山) đều phải đổi theo bộ Thạch(石). Hai người mật báo với quan cai ngục không cho Tự quân ăn uống gì nữa.