Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 46:
===Trung Quốc===
[[Tập tin:2012 Pudong.jpg|thumb|300px|Quang cảnh khu trung tâm [[Phố Đông]] của Thượng Hải vào năm 2012.]]
Trong các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay mô hình Trung Quốc là mô hình điển hình nhất. Thời kỳ trước đổi mới, Trung Quốc chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao trong tư duy xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế hầu như được tập thể hóa và quốc hữu hóa, dưới sự điều hành tập trung của Nhà nước. Kinh tế được điều chỉnh bằng kế hoạch, nhà nước can thiệp vào tất cả các khâu của nền kinh tế, kể cả lao động và phân phối lợi ích. Do các cán bộ quản lý kinh tế (xí nghiệp, hợp tác xã,...) đều do nhà nước bổ nhiệm theo ý chí chủ quan, không qua cạnh tranh thị trường thường thấy ở kinh tế tư bản, nên không tận dụng được những người tài năng, lương hoặc phân phối lợi ích lao động theo quy chuẩn của nhà nước mang tính duy ý chí vừa có tính chất cào bằng vừa có tính chất tạo ra một sự phân cách không tính thực chất năng suất lao động hoặc chất xám và công sức bỏ ra, nên tuy là tạo ra một xã hội ít có sự phân hóa nhưng không hoàn toàn là công bằng. Tình trạng vi phạm sở hữu tài sản cá nhân cũng hay xảy ra. Sau ngày đổi mới, Trung Quốc khuyến khích nền kinh tế đa thành phần. Những tư duy thời bao cấp như "nghèo mới là đáng quý" hay "đạo đức chỉ có ở những người nghèo", "đời sống tinh thần phải được đề cao hơn đời sống vật chất", được thay thế bằng khuyến khích làm giàu cá nhân và lối sống hưởng thụ vật chất, [[văn hóa]] hướng vào kích thích tiêu dùng và ham muốn cá nhân ngày càng nhiều hơn. Những giá trị cũ trước được xem là tư tưởng phong kiến như [[Nho giáo|Khổng giáo]] được khôi phục lại. Nhìn chung tuy vẫn tuyên bố hướng đến một xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng chịu ảnh hưởng nhiều hơn trên một số phương diện của [[chủ nghĩa bảo thủ]] và [[chủ nghĩa tự do]]. Các tư tưởng [[chủ nghĩa dân tộc]] được đề cao thay cho vấn đề giai cấp, và nhằm hướng tới một xã hội hài hòa và ổn định dù trên thực tế [[chủ nghĩa cá nhân]] phát triển mạnh. Sự đổi mới kinh tế nhanh hơn các đổi mới chính trị tạo ra một sự ổn định, nhưng bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Phân hóa xã hội ở Trung Quốc hiện cao hơn nhiều so với nhiều nước tư bản [[châu Âu]]. Kinh tế nhà nước được ưu tiên, tạo một sự ổn định,nhưng chuyển dần sang kinh doanh kiểu [[chủ nghĩa tư bản nhà nước]], tham gia đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Do [[kinh tế nhà nước]] được ưu tiên nên các thành phần kinh tế tư nhân chịu nhiều sức ép hơn của cơ chế thị trường và tạo một sự canh tranh không bình đẳng. Các thành phần kinh tế nhà nước được nhà nước ưu đãi, bao gồm cả độc quyền trên một số lĩnh vực, kinh doanh thua lỗ được nhà nước bù đắp, hay được bao cấp, do đó hoạt động kém hiệu quả. Tham nhũng là một vấn nạn vì các quá trình bổ nhiệm cán bộ quản lý, hay tuyển dụng lao động đều thiếu công bằng và minh bạch. Ngoài ra cơ chế trả lương của nhà nước không kích thích chất xám, hay năng suất lao động. Vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà nước hay gây nhiều tranh cãi. Ngược lại, các thành phần [[kinh tế tư nhân]] do luật pháp lỏng lẻo nên xảy ra các hiện tượng làm giàu bất chính hay lạm dụng sức lao động, vi phạm luật pháp hay các nguyên tắc đạo lý cộng đồng cũng hay xảy ra. Nhiều công chức đảng viên tham gia vào kinh tế tư nhân, đầu tư vốn như là các nhà [[tư bản tài chính]] để thu lời, và do đó một số doanh nghiệp tư nhân được ưu ái. Các nguyên tắc nền kinh tế thị trường không được tôn trọng đầy đủ. Đứng trước một số vấn đề nhất là phân hóa xã hội (Trung quốc là một trong số những nước nhiều tỷ phú nhất), chính sách đánh thuế cá nhân (mà những người [[chủ nghĩa xã hội-dân chủ|dân chủ xã hội]] hay khuyến khích) để điều chỉnh thu nhập cũng được áp dụng nhưng hiệu quả còn thấp do tình trạng trốn thuế hay sự thiếu minh bạch của nhà nước. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn được xem là có một sự chuyển đổi kinh tế thành công dựa trên kinh nghiệm của các sự chuyển đổi trước đó, tận dụng những lợi thế sẵn có của đất nước.
 
===Mỹ Latin===