Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tây Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 609:
*Năm 1793, sau khi giải quyết xong nguy cơ từ quân Thanh, Quang Trung đã lên kế hoạch huy động tới 20 vạn quân để đánh vào Gia Định, tiêu diệt triệt để thế lực Nguyễn Ánh. Các cố vấn thân cận của Nguyễn Ánh cũng cho rằng quân Nguyễn sẽ không thể chống đỡ nổi vì đối phương quá mạnh, nhưng đúng lúc đó thì Quang Trung qua đời, thế là Nguyễn Ánh có thể yên ổn đứng chân tại [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]] để phát triển lực lượng.
*Vua Quang Trung là người làm nên gần như tất cả các thành tựu của nhà Tây Sơn kể từ năm [[1777]]. Ông qua đời đột ngột khi mới 39 tuổi nên không kịp đào tạo người thay thế xứng đáng. Con trai là Quang Toản còn quá nhỏ (mới 11 tuổi), không có đủ kinh nghiệm và sự cứng cỏi nên không thể giành được sự ủng hộ của người dân ở [[Bắc Hà]], mảnh đất vừa chính thức về tay nhà Tây Sơn không lâu. Việc sau này, lúc bị quân [[Nguyễn Ánh]] bắt, anh của Quang Toản là Quang Thùy đã tự vẫn nhưng Toản không dám chết cùng chứng tỏ Toản chưa bằng Đoan Nam vương Trịnh Tông.
*Sự xung đột nghiêm trọng của hàng ngũ tướng lĩnh Tây Sơn. Triều đại này vốn phát tích từ cuộc nổi dậy tại đất [[Bình Định]], phải trải qua nhiều năm chiến tranh để lập quốc nên các võ tướng có vai trò rất quan trọng. Tây Sơn có nhiều tướng tài, khi có một nhà lãnh đạo giỏi về võ công lẫn sáng suốt về cai trị như vua Quang Trung thì nhóm nho sĩ và nhóm võ tướng tìm được tiếng nói chung và hết lòng phục vụ lợi ích dân tộc, nhưng khi Quang Trung qua đời thì họ dường như không ai chịu nghe ai. Các tướng giỏi, ngoài [[Ngô Văn Sở]], [[Lê Trung]] bị giết, còn có [[Ngô Thì Nhậm]] phải lánh đi ở ẩn và nguy hại hơn là [[Lê Chất]] chạy sang đầu hàng Nguyễn Ánh. Thực ra, việc ấu chúa lên ngôi mà triều đình vẫn yên ổn không phải là điều bất khả thi, như trường hợp của vua [[Thuận Trị]] (Phúc Lâm) nhà Thanh. Thuận Trị lên ngôi khi còn nhỏ (và sau chết yểu) nhưng [[nhà Thanh]] vẫn tiến vào trung nguyên, hoàn thành việc chiếm [[Trung Quốc]], diệt [[nhà Minh]] và [[Lý Tự Thành]], công việc là nhờ vào tay nhiếp chính [[Đa Nhĩ Cổn]]. Các tướng Tây Sơn vẫn có những người tận trung như [[NguyễnTrần Quang Diệu]], [[Bùi Thị Xuân]], [[Vũ Văn Dũng]] nhưng họ không có đủ khả năng đứng ra làm nhiếp chính như Đa Nhĩ Cổn, lại bị người [[Pháp]] từ bên ngoài can thiệp giúp sức cho [[Nguyễn Ánh]] nên nhà Tây Sơn càng nhanh chóng sụp đổ.
 
Những đóng góp với [[lịch sử Việt Nam]] của nhà Tây Sơn là điều đã được nhiều nhà nghiên cứu rộng rãi thừa nhận. Tuy nhiên những yếu tố dẫn đến thất bại nhanh chóng của triều Tây Sơn trong khoảng mười năm sau khi Quang Trung qua đời đột ngột là điều vẫn còn gây nhiều bàn luận với giới nghiên cứu lịch sử.