Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiến sĩ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 43:
Để có được văn bằng tiến sĩ, ứng viên phải đạt hai điều kiện. Thứ nhất, ứng viên phải có kiến thức uyên bác và làm chủ kiến thức về một đề tài khoa học. Thứ hai, ứng viên phải mở rộng hay phát triển thêm tri thức về đề tài đó. Để làm chủ đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh phải tìm đọc và cố gắng hiểu tất cả những gì đã viết hay công bố về đề tài đó. Không như ở bậc cử nhân, kiến thức thường có thể tìm thấy trong sách giáo khoa, đối với bậc tiến sĩ kiến thức thường được tìm trong các [[tập san]] [[khoa học]]. Để mở rộng kiến thức về một đề tài, nghiên cứu sinh phải làm nghiên cứu khoa học theo sự hướng dẫn của thầy, cô. Chính phần nghiên cứu khoa học này phân biệt giữa tiến sĩ và các chương trình cử nhân hay thạc sĩ. Học tiến sĩ thực chất là làm nghiên cứu khoa học, không có nghiên cứu khoa học thì không thể trở thành tiến sĩ được.
 
Nghiên cứu khoa học ở cấp tiến sĩ phải thể hiện một đóng góp mới vào tri thức cho chuyên ngành mà không nhất thiết phải mang tính ứng dụng thực tiễn. Tri thức mới ở đây bao gồm việc phát hiện mới, khám phá mới, hay cách diễn giải mới cho một vấn đề cũ, hay ứng dụng một phương pháp mới để giải quyết một vấn đề cũ,... Những tri thức như thế có thể không có khả năng ứng dụng trong tương lai gần, nhưng có thể góp phần thúc đẩy chuyên ngành phát triển một mức cao hơn và hơn thế nữa.
 
Học tiến sĩ không chỉ là hoàn tất luận án vì luận án chỉ là một phần của chương trình đào tạo. Luận án là một báo cáo có hệ thống những phương pháp và kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Do đó, luận án chỉ là một tiêu chuẩn quan trọng trong các tiêu chuẩn để được cấp bằng tiến sĩ. Ngoài luận án ra, nghiên cứu sinh phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn cơ bản: