Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh thế giới thứ hai”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 665:
*[[Ý]]: Một đồng minh của Đức vào ban đầu, Ý có rất nhiều tham vọng lãnh thổ. Họ chỉ tham chiến sau khi số phận của Pháp đã an bài. Nỗ lực chiếm [[Hy Lạp]] và [[Ai Cập]] thất bại, thêm vào đó nhiều thất bại hải quân tại vùng [[Địa Trung Hải]] đã cho thấy Ý không đủ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Sức chiến đấu kém, tinh thần bạc nhược ngay cả khi chiến đấu trên lãnh thổ của mình cũng như sự lãnh đạo yếu kém đã khiến Ý thất bại. Sau khi bị quân Đồng Minh xâm chiếm, nước Ý phát xít bị sụp đổ, một chính quyền mới thành lập theo phía Đồng Minh và đánh lại đồng minh Đức của họ.
* [[Liên Xô]]: Ban đầu họ muốn lập liên minh với Anh, Pháp nhưng không thành, nên sau đó chuyển sang ký hòa ước với Đức. Tuy nhiên, sau khi Đức thình lình tấn công vào năm [[1941]], Liên Xô theo phía Đồng Minh. Liên Xô bị nhiều tổn thất trước quân đội Đức, nhưng cuối cùng cũng thay đổi chiều hướng và chiếm đóng [[Berlin]] để chiến thắng tại châu Âu. Chính tại mặt trận Xô - Đức, quân đội phe Trục đã phải gánh chịu những tổn thất to lớn nhất: theo số liệu gần đây thì tổng số quân Đức bị chết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai là gần 14 triệu người, trong đó riêng ở mặt trận Xô - Đức là 11,3 triệu người, chưa kể hơn 1 triệu quân Nhật và đồng minh châu Á của Nhật bị Liên Xô tiêu diệt hoặc bắt giữ trong [[Chiến dịch Mãn Châu (1945)|Chiến dịch Mãn Châu]]. Liên Xô được coi là lực lượng có đóng góp lớn nhất trong chiến thắng của phe Đồng Minh tại [[Châu Âu]]. Sau thế chiến thứ hai, Liên Xô nổi lên thành siêu cường có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất châu Âu và đủ sức cạnh tranh với Hoa Kỳ.
*[[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]]: Một trong những cường quốc phe Trục, Nhật Bản có lý do tham chiến riêng. Do không đủ tài nguyên để phục vụ cho nền công nghiệp ngày càng phát triển, Nhật đã nỗ lực giành tài nguyên từ khu vực tây [[Thái Bình Dương]] và [[Đông Á]]. Nhưng họ không đủ tiềm lực để đánh bại quân Đồng Minh, bị đẩy lùi và cuối cùng bị thả bom nguyên tử. Cuối cùng Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện. Sau thế chiến thứ hai, nước Nhật bị mất tất cả thuộc địa, tuy về sau khôi phục được kinh tế nhưng về quân sự thì bị Mỹ khống chế (hiến pháp mới do Mỹ soạn thảo không cho phép Nhật Bản có quân đội), nên không còn địa vị bá chủ tại châu Á như trước kia.
[[Tập tin:Douglas MacArthur signs formal surrender.jpg|nhỏ|250px|Tướng Mỹ [[Douglas McArthur]] ký nhận đầu hàng vô điều kiện của [[Nhật Bản|Nhật]] trên chiến hạm [[USS Missouri (BB-63)|USS Missouri]] |thế=]]
* [[Trung Quốc]]: quốc gia Đông Á này từng là nền văn minh hàng đầu thế giới nhưng tụt hậu trước sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây nên bị các đế quốc phương Tây và Nhật Bản chèn ép. Sau 10 năm phát triển (Nam Kinh thập kỷ) cũng như có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, năm 1941, Trung Quốc gia nhập phe Đồng minh và trở thành một trong ngũ cường chủ chốt lãnh đạo phe Đồng minh cùng với Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp. Họ đã khống chế thành công hơn 1 triệu quân Nhật ở vùng Đông Bắc cũng như cầm chân quân Nhật ở các tỉnh phía Đông. Trung Quốc quá rộng lớn nên người Nhật không đủ quân cũng như khả năng hậu cần để tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Tuy vậy, nội bộ Trung Quốc bị chia rẽ giữa hai phe Quốc dân đảng - Đảng Cộng sản, giữa chính quyền trung ương và các quân phiệt địa phương nên Trung Quốc không thể tập trung toàn lực chống phát xít Nhật.