Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải tạo lao động”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Duongqua56 (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 22:
Về phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, AI cho biết, một số người bị giam giữ đã được chuyển ra ngoài Bắc. Sau khi Hiệp định Paris được ký, đã có hơn 600 tù nhân được phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trao trả cho phía đối phương. Đây là toàn bộ số lượng người bị giam dân sự mà họ có (con số này được AI cho là rất nhỏ khi xét thấy số lượng nhân viên dân sự của Việt Nam Cộng hòa là hơn 67.000 người). Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam không giam giữ những người thuộc lực lượng chính trị thứ ba. Đồng thời phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng cung cấp danh sách 16.754 nhân viên dân sự của họ đang bị phía Hoa Kỳ/Việt Nam Cộng hòa giam giữ. AI thừa nhận không có tra tấn trong các trại của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng tình trạng cuộc sống của người bị giam giữ không được tốt. Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giải thích do đang trong tình trạng chiến tranh, các trại phải di chuyển liên tục, nguồn viện trợ từ miền Bắc hạn hẹp đến nỗi ngay cả binh lính [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]] còn bị thiếu ăn, thương binh nhiều lúc đã thiệt mạng vì thiếu thuốc men. Do đó, họ chỉ có thể đảm bảo những nhu cầu đơn giản nhất của những người bị giam giữ là đảm bảo cho những người này được sống.<ref>https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/001/1973/en/</ref>
 
===Sau 1975, thời kỳ hậu chiến===
Trong bối cảnh hậu chiến (sau [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975|ngày 30 tháng 4 năm 1975]]), cụm từ "học tập cải tạo" nói đến chương trình tập trung để cải tạo của chính quyền Việt Nam đối với [[Quân lực Việt Nam Cộng hòa|binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa]] hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] trước 1975. Hệ thống giam giữ tù binh này lấy mẫu từ trại cải tạo lao động của Liên Xô.<ref>Roth. tr 288</ref>
 
Dòng 35:
 
Chính quyền [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam]] đề ra bốn thành phần cần phải tập trung đưa đi cải tạo:<ref name=HO>Huy Phương và Võ Hương An. ''Chân dung H.O. & những cuộc đổi đời''. Garden Grove, CA: Nam Việt, 2015. Tr 22-32</ref>
#Ngụy quân: sĩ quan Quân đội từ cấp úy đến cấp tướng
#Ngụy quyền: [[Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa|cảnh sát]], [[tư pháp]], hành chính
#Đảng phái phản động: đảng viên chống Cộng hoạt động từ cấp quận trở lên
#Đầu hàng, phản bội: [[Chiêu hồi chánh|các phần tử bị Ngụy quyền chiêu hồi]]
 
Thủ tướng [[Phạm Văn Đồng]] khi trả lời chất vấn trước Nghị viện Pháp vào cuối thập niên 1980 đã tuyên bố học tập cải tạo là một chính sách nhân đạo, bởi nếu ở những nước khác, bao gồm cả Pháp, những tù nhân này lẽ ra đã bị xử tử hàng loạt vì tội phản quốc, cộng tác với quân xâm lược nước ngoài<ref>https://www.voatiengviet.com/a/2745153.html</ref>:
::''Những khu trại mà các vị gọi là trại cải tạo, là sự thể hiện cực kỳ nghiêm túc quan điểm nhân quyền của chúng tôi... Những người này, những người đã phạm phải những tội ác tày trời chống lại đất nước, những người mà nếu ở những nước khác, mà chính quý vị ở đây (các nghị sỹ, nhà báo Pháp) ngay sau khi được giải phóng khỏi Đức Quốc xã, biết chuyện gì đã xảy ra (nước Pháp đã xử tử hơn 10.000 người cộng tác với Đức Quốc xã sau khi được quân Đồng Minh giải phóng năm 1945, xem [[Épuration légale]])... Những người này được cho cơ hội trở lại làm một công dân bình thường, tham gia vào cộng đồng cả nước như bao người. Các vị còn đòi hỏi gì nữa?''
 
Ngoài ra có những người không thuộc bốn diện trên nhưng có hoạt động chống phá như [[nhà văn]], [[nhà báo]] và "biệt kích cầm bút" chuyên viết bài kích động chống Nhà nước cũng phải đi học tập cải tạo<ref name=HO/> .Các tội phạm hình sự như trộm cắp, [[ma túy]], [[cướp giật]], [[cướp có vũ trang]], [[hiếp dâm]]... nếu bị bắt cũng phải đưa vào trại.
 
====Cách tiến hành tại miền Nam ====
Dòng 54:
# Tội ác của [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và [[Việt Nam Cộng hòa]]
# Lý thuyết [[Hệ thống xã hội chủ nghĩa|Xã hội chủ nghĩa]]
# Chính sách khoan hồng của [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]] và [[Nhà nước Việt Nam]] <ref name="Vô Ngã. tr 36"/>
 
Người trong trước tiên phải viết "bài tự khai", bắt đầu với bản "sơ yếu lý lịch",<ref>Duyên Anh. ''Nhà tù: Hồi ký''. Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1987. tr 109</ref> tiếp theo là bài tự kiểm điểm và khai báo quá khứ: một tháng viết hai lần; mỗi bài khai dài khoảng 20 trang [[giấy]] viết tay. Viết xong thì có buổi tự khai báo tập thể để mọi người phê bình, khen chê. Ai khai nhiều thì được điểm là "tiến bộ".<ref name="Re-education"/> Tùy theo cấp bậc hoặc thời gian phục vụ cho Mỹ/Việt Nam Cộng hòa mà những người này phải học tập cải tạo theo thời gian thông thường từ vài ngày đến vài tháng, cá biệt có người bị 17 năm. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người không bị đưa đi học tập cải tạo hoặc chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là những người hoặc là hoạt động tình báo cho phía Mặt trận giải phóng, hoặc là những người ôn hòa được coi là "không có tội ác với nhân dân", như trường hợp Tổng thống [[Dương Văn Minh]] và một số dân biểu khác.
Dòng 115:
{{cquote|''"Sau giải phóng, tôi đi học tập cải tạo và hiện sống với gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh. Không có ai cản trở gì đến cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi có tới 12 người con, hiện các con tôi đã lập gia đình, có con cháu và các cháu cùng sống với chúng tôi. Các con tôi tuy làm những công việc khác nhau, nhưng đủ sống, có cháu còn khá giả. Các con và cháu tôi đều được đi học, gia đình tôi sống hòa thuận, vui vẻ, quan hệ tốt với khu phố, được tặng không ít bằng khen, giấy khen vì những thành tích khác nhau. Tôi và vợ vẫn qua lại bên Hoa Kỳ chơi, không hề bị cấm đoán. Sắp tới, chúng tôi lại sang Hoa Kỳ thăm người nhà. Năm 2004, tôi được mời tham gia công tác Mặt trận, là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh. Tôi vẫn thường xuyên được mời tới tham dự các cuộc gặp mặt với các vị lãnh đạo cao cấp của Quốc hội, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể và luôn nhận được sự thăm hỏi, động viên của các cấp chính quyền. Gia đình tôi theo đạo Tin lành, chúng tôi được tự do đi lễ nhà thờ, không bị ai bắt bớ, cấm đoán, cấm giảng đạo".''<ref>http://www.tienphong.vn/xa-hoi/ong-nguyen-huu-co-su-sup-do-cua-chinh-quyen-sai-gon-cu-la-tat-yeu-7490.tpo</ref>}}
 
===Thời kỳSau Đổi Mớimới 1986===
Cải tạo lao động được duy trì sau thời kỳ [[Đổi mới]] là một cách kỷ luật giam giữ những đối tượng phạm tội [[hình sự]], [[tệ nạn xã hội]], bị kết án chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra, còn có hình thức "cải tạo không giam giữ" (người cải tạo được sống tại địa phương, không phải vào trại cải tạo) cho những tội phạm hình sự nhưng ít nghiêm trọng như gây rối trật tự công cộng, buôn lậu quy mô nhỏ, trộm cắp tài sản có giá trị thấp...