Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Thánh Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Đối nội: Nhâm Thân 1272
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
ThanhKPF (thảo luận | đóng góp)
Dòng 151:
Ngày 27 tháng 1 năm 1285, Thoát Hoan xua quân tràn sang Đại Việt. Quân phòng thủ biên giới của Nhà Trần bị đánh bại trong các trận đánh ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược và Chi Lăng. Hưng Đạo vương lui về giữ bến [[Vạn Kiếp]] (nay thuộc thị xã [[Chí Linh]], tỉnh [[Hải Dương]]).{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=190-191}}<ref name="lemanhthat2"/> Đến ngày 11 tháng 2 năm 1285, Thoát Hoan sai [[Ô Mã Nhi]] đem binh thuyền đánh phá Vạn Kiếp. Quân Đại Việt chống cự quyết liệt, nhưng sau đó rút lui để tránh thế địch mạnh, thực hiện nghi binh khiến địch mệt mỏi rồi mới phản kích.{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=211-216}}<ref name="chientranhvequoc1285">{{chú thích sách |tác giả =Lê Mạnh Thát |tựa đề= Trần Nhân Tông: Con người và tác phẩm |dịch tựa đề= |url= |định dạng= |ngày truy cập= 4 tháng 12 năm 2016 |bản thứ= |series= |cuốn= |ngày tháng= |năm= 1999 |tháng= |năm gốc= |nhà xuất bản= Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh |nơi= |ngôn ngữ= tiếng Việt |isbn= |chương= Chương III: Vua Trần Nhân Tông Và Cuộc Chiến tranh Vệ Quốc Năm 1285. |url chương= http://www.bodephatquoc.com/vua-tran-nhan-tong-va-cuoc-chien-ve-quoc-1285.html}}</ref> Đến ngày 14 tháng 1, Ô Mã Nhi bao vây 10 vạn quân của hai vua Trần tại Bình Than. Một trận thủy chiến lớn diễn ra và quân Nguyên đã không cản được quân Đại Việt triệt thoái.{{sfn|Lê Tắc|1961|pp=37-38}}{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=211-216}} Hai vua và Hưng Đạo vương rút đại quân từ Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về đóng trên [[sông Hồng]] gần [[Thăng Long]]. Tại đây, hai vua cho tập trung thủy quân và xây dựng chiến lũy trên bờ nam để cầm chân quân Nguyên, tạo thời giờ cho việc sơ tán quân dân khỏi kinh thành theo kế ''vườn không nhà trống''.{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=211-216}}<ref name="chientranhvequoc1285"/>
 
Ngày 17 tháng 2, quân hai bên lại giao chiến lớn trên bờ sông Hồng. Người Nguyên thắng thế, nhưng quân dân Đại Việt đã kịp thời di tản khỏi Thăng Long.{{sfn|Ngô Thì Sĩ|1991|pp=79-81}}<ref name="chientranhvequoc1285"/>{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=222-228}} Hai vua dẫn đại quân triệt thoái theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường (Nam Định). Thoát Hoan chiếm Thăng Long, rồi chia quân làm 2 đường thủy bộ ráo riết truy kích.{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=222-228}}<ref name="chientranhvequoc1285"/> Hai vua và Hưng Đạo vương đã tổ chức một số trận đánh chặn tại bãi Đà Mạc và ải Hải Thị, nhưng bị thất lợibại. Sau trận Hải Thị, hai vua lui hẳn về đóng tại Thiên Trường ([[Nam Định]]) và [[Hành cung Vũ Lâm|Trường Yên]] ([[Ninh Bình]]).{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=227-235}}<ref name="chientranhvequoc1285"/>
 
Tháng 3 năm 1285, cánh quân Nguyên của Toa Đô [[Lịch sử Chăm Pa#Cu.E1.BB.99c x.C3.A2m l.C6.B0.E1.BB.A3c c.E1.BB.A7a qu.C3.A2n Nguy.C3.AAn M.C3.B4ng|từ Chiêm Thành]] đánh thốc vào mạn nam Đại Việt. Hai vua và Hưng Đạo vương sai Trần Quang Khải đón đánh Toa Đô ở [[Nghệ An]].{{sfn|Ngô Sĩ Liên|1993|pp=192-193}}{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=239-243}}{{sfn|Lê Tắc|1961|pp=37-38}} Quân Nguyên nhanh chóng lấy được Nghệ An và [[Thanh Hóa]], đẩy đại quân của hai vua Trần vào thế bị ép từ 2 mặt Bắc-Nam. Hưng Đạo vương đưa Thánh Tông, Nhân Tông chạy về vùng bờ biển ở [[Quảng Ninh]], [[Hải Phòng]] ngày nay. Trong hành trình rút lui, hai vua bị quân Nguyên đuổi gấp. Khi thấy quân Toa Đô đã rời Thanh Hóa tiến lên đóng ở Trường Yên ([[Ninh Bình]]), ngày 7 tháng 4 năm 1285 Thánh Tông và vua con lại vượt biển vào Thanh Hóa, thoát khỏi thế bị đối phương kìm kẹp{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=239-243}}. Toa Đô đã đưa quân vào Thanh Hóa truy lùng vua Trần, nhưng không thể tìm ra.{{sfn|Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm|1972|pp=245-251}}{{sfn|Trần Xuân Sinh|2006|p=191}} Trong thời gian này, nhiều tôn thất Đại Việt như Trần Ích Tắc, [[Trần Kiện]], Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng phản lại hai vua, đầu hàng người Nguyên.{{sfn|Lê Tắc|1961|pp=107-110}} Tuy nhiên, quân Nguyên cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt lương thực, không hạp khí hậu và liên tục bị dân binh Việt đánh phá sau lưng.{{sfn|Trần Trọng Kim|1971|pp=58-59}}<ref>{{Chú thích web |url = http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/thang-long-voi-ke-sach-thanh-da-trong-chong-giac-ngoai-xam/3221.html |tiêu đề = Thăng Long với kế sách “thanh dã” trong chống giặc ngoại xâm |tác giả = Hà Thành |ngày = |nhà xuất bản = Tạp chí Quốc phòng Toàn dân |ngày truy cập = 5 tháng 12 năm 2016 |ngôn ngữ = tiếng Việt }}</ref>