Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sirimavo Bandaranaike”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 149:
=== Nữ thủ tướng đầu tiên (1960 - 1965) ===
[[Tập tin:Sirimavo_Bandaranaike_1962.png|trái|nhỏ|353x353px| Bandaranaike cầu nguyện trong một bức ảnh năm 1962 được mô tả là "Thủ tướng cầu nguyện" của [[Associated Press|AP]]]]
Vào ngày 21 tháng 7 năm 1960, sau chiến thắng áp đảo của Đảng Tự do, Bandaranaike đã tuyên thệ nhậm chức nữ Thủ tướng đầu tiên trên thế giới, đồng thời kiêm nhiệm ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ngoại giao.{{sfn|''Socialist India''|1974|p=24}}{{sfn|de Alwis|2008}} Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử hiện đại trở thành người đứng đầu một quốc gia mà không phải cha truyền con nối.{{sfn|Ramirez-Faria|2007|p=688}} Vì bà không phải là một thành viên được bầu của Quốc hội vào thời điểm đó, nhưng là lãnh đạo của đảng cầm chiếm đa số trong quốc hội, hiến pháp đòi hỏi bà phải trở thành một thành viên của Quốc hội trong vòng ba tháng nếu bà tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng. Để tạo một vị trí cho bà, đồng minh của bà là Manameldura Piyadasa de Zoysa đã từ chức để tạo ghế trống tại Thượng viện.{{sfn|Moritz|1961|p=24}}{{sfn|''The Sunday Times''|2016}} Vào ngày 5 tháng 8 năm 1960, Toàn quyền Goonetilleke đã bổ nhiệm Bandaranaike vào Thượng viện Ceylon.{{sfn|Moritz|1961|p=24}} Ban đầu, bà chật vật trong việc quán xuyến các vấn đề phải đối mặt với đất nước, phải dựa vào thành viên nội các và cháu trai của mình, [[Felix Dias Bandaranaike]].{{sfn|''The Times''|2000|p=23}} Đối thủ đưa ra những bình luận xem thường về "nội các [[Gạc-măng-rê|chạn bếp]]" (tiếng Anh: ''kitchen cabinet'') của bà, một trong những đòn tấn công mang tính phân biệt giới kéo dài trong thời gian bà cầm quyền.{{sfn|de Alwis|2008}}
 
Để tiếp tục chính sách của chồng mình là quốc hữu hóa các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, Bandaranaike đã thành lập một tập đoàn với các cổ đông hỗn hợp công-tư, và nắm quyền kiểm soát bảy tờ báo.{{sfn|''The Daily Telegraph''|2000}} Bà quốc hữu hóa ngân hàng, ngoại thương và bảo hiểm,{{sfn|de Alwis|2008}} cũng như ngành dầu khí. Khi tiếp quản [[Ngân hàng Ceylon]] và thành lập các chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân mới thành lập, Bandaranaike nhằm mục đích cung cấp dịch vụ tín dụng cho các cộng đồng dân cư không có cơ sở ngân hàng trước đây, thúc đẩy phát triển kinh doanh địa phương.{{sfn|Richardson|2005|p=172}} Vào tháng 12 năm 1960, Bandaranaike quốc hữu hóa tất cả các trường học giáo xứ đang nhận được tài trợ của nhà nước.{{sfn|Moritz|1961|p=24}}{{sfn|''Time Magazine''|1961}} Khi làm như vậy, bà đã kiềm chế ảnh hưởng của thiểu số Công giáo, những người thường là thành viên của giới tinh hoa kinh tế và chính trị, và mở rộng ảnh hưởng của các nhóm Phật giáo.{{sfn|Richardson|2005|p=172}}{{sfn|Saha|1999|p=124}} Vào tháng 1 năm 1961, Bandaranaike đã ban hành luật khiến tiếng Sinhala trở thành ngôn ngữ chính thức, thay thế tiếng Anh. Hành động này đã gây ra sự bất bình lớn trong số hơn hai triệu [[Tiếng Tamil|người nói tiếng Tamil]].{{sfn|Moritz|1961|p=24}}{{sfn|Richardson|2005|p=171}} Được thúc đẩy bởi các thành viên của Đảng Liên bang, một chiến dịch [[bất tuân dân sự]] đã bắt đầu ở các tỉnh có đa số người Tamil. Phản ứng của Bandaranaike là tuyên bố [[tình trạng khẩn cấp]] và gửi quân đội để khôi phục hòa bình.{{sfn|Richardson|2005|p=171}} Bắt đầu từ năm 1961, các công đoàn bắt đầu một loạt các cuộc đình công để phản đối lạm phát và thuế cao. Một cuộc đình công như vậy đã làm tê liệt hệ thống giao thông, thúc đẩy Bandaranaike quốc hữu hóa hội đồng vận tải.{{sfn|Saha|1999|p=125}}