Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 319:
Theo đánh giá của [[William Colby]], cựu giám đốc [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] và người từng chỉ huy [[Chiến dịch Phụng Hoàng|Chiến dịch Phượng Hoàng]], để làm mờ đi lý lịch đảng viên cộng sản và thu hút nhiều người tham gia hơn, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được coi là một phong trào của riêng người Nam Việt Nam sẵn sàng đón nhận mọi đảng phái và những nhân vật miền Nam mà tên tuổi được tung ra như là những người lãnh đạo tổ chức thì trên thực tế họ không có mấy quyền hành kiểm soát mặt trận cũng như những người trong mặt trận Việt Minh thời [[Chiến tranh Đông Dương]]. Quyền chi phối Mặt trận chủ yếu thuộc về chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]]<ref>William Colby, Một chiến thắng bị bỏ lỡ, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, trang 110</ref>. Tuy nhiên, trên thực tế, những lãnh đạo của tổ chức thực sự là người lãnh đạo phong trào chống Mỹ, họ là những người Cộng sản với vỏ bọc phi Cộng sản.
 
Ông [[Lê Văn Hảo]], từng là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thừa Thiên – Huế của Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam trong thời tổng tấn công Tết Mậu thân: "''... Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một tổ chức hữu danh vô thực của cộng sản thôi, họ là do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ cũng có muốn giấu điều đó với tôi đâu.''"<ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/TetOffensive1968/WhoWasResponsibleOfHueMassacreP5_TGiao-20080202.html/ "Ai Đã Giết Người Dân Huế?" Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời], RFA, 2.2.2008</ref> Theo RFA, Giáo sư Triết [[Nguyễn Văn Trung]], là người từng được công luận tại miền nam trước năm 1975 xem là thuộc Thành phần thứ ba, đưa các thông tin đi kèm nhận xét: "''Những người Mặt trận giải phóng miền Nam cũng là những người có thiện tâm thiện chí, nhưng sau năm 1975 thì họ thấy họ chỉ là con bài của miền Bắc thôi. Rồi có người họ rút ra, có người vẫn ở lại đó nhưng không làm gì cả. Tôi thấy họ cũng tự trọng. Họ không chống đối, họ biết họ sai lầm, nhưng họ cũng không nói ra, thế thôi, rồi mọi thứ tan biến cả''".<ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-r-3rd-par-in-vn-war-04202015113739.html Thành phần thứ ba là ai trong chiến tranh Việt Nam?], RFA, 2015-04-20</ref>.
 
Trên thực tế, với sự ủng hộ của nhân dân cả hai miền, lực lượng Cộng sản đã giành được thắng lợi cuối cùng. Sự ủng hộ của người dân được coi là yếu tố then chốt khi mục tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn có nguồn gốc là những người dân bình thường, là bảo vệ nhân dân, vì nhân dân để chiến đấu. Mối quan hệ quân-dân thường được so sánh với quan hệ cá-nước. Việc Mặt trận cài được người vào hệ thống chính quyền Sài Gòn và sự bao bọc của nhân dân đã chứng minh điều đó.<ref>[http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong-ho-chi-minh/doc-5108201511095746.html Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng], Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 08/10/2015</ref><ref>[http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Suc-manh-nhan-dan-va-vai-tro-quan-chung-trong-chien-dich-Ho-Chi-Minh-1975-post157498.gd Sức mạnh nhân dân và vai trò quần chúng trong chiến dịch Hồ Chí Minh], Báo giáo dục</ref><ref>[https://tuoitre.vn/vi-dan-la-menh-lenh-cao-nhat-688554.htm “Vì dân” là mệnh lệnh cao nhất], Báo Tuổi trẻ, 22/12/2014</ref>