Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Ngọc Bảo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Nguyễn Thị Ngọc Bảo''' (chữ Hán: 阮氏玉寶, ? - 29 tháng 9, 1586), là chánh phi của Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm,…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Nguyễn Thị Ngọc Bảo''' ([[chữ Hán]]: 阮氏玉寶, ? - [[29 tháng 9]], [[1586]]), là chánhthứ phi của Minh Khang Thái vương [[Trịnh Kiểm]], vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh trong [[lịch sử Việt Nam]].
 
== Tiểu sử ==
Dòng 5:
Bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo nguyên quán ở Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa<ref>Nay thuộc xã Hà Long, huyện [[Hà Trung]], tỉnh [[Thanh Hóa]]</ref>, là con gái trưởng của đức Chiêu Huân Tĩnh công [[Nguyễn Kim]]<ref>Trịnh gia chính phả, trang 88</ref>, người lãnh đạo ban đầu của phong trào chống Mạc và khôi phục triều Lê. Không rõ bà chào đời vào năm nào. Theo gia phả họ Nguyễn ở Bồng Trung thì mẹ ruột của bà là người họ Đỗ.
 
Sau khi trưởng thành, bà được đem gả cho ông [[Trịnh Kiểm]], một tướng lĩnh dưới quyền của Nguyễn Kim, dù khi đó Trịnh Kiểm đã có vợ là bà [[Lại Thị Ngọc Trân]] sinh ra con trưởng [[Trịnh Cối]]. Thông qua cuộc hôn nhân, Trịnh Kiểm từng bước thăng tiến trong triều đình nhà Lê, đạt tới chức Đại tướng quân, Dực quận công năm [[1539]], chỉ đứng dưới Nguyễn Kim trong hàng các võ tướng<ref>Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, 2007, các trang 250-251.</ref>.
 
Năm [[1545]], Nguyễn Kim bị hàng tướng [[nhà Mạc]] là [[Dương Chấp Nhất]] hạ độc giết chết<ref>Đại Việt thông sử, sách đã dẫn, trang 348</ref>. Trước khi mất, Nguyễn Kim giao lại binh quyền cho con rể là [[Trịnh Kiểm]]<ref>Trịnh gia chính phả, trang 13</ref>. Sau khi nắm được quyền hành, Trịnh Kiểm tìm cách hãm hại con trưởng của Nguyễn Kim là Lãng quốc công [[Nguyễn Uông]] để trừ mối hậu hoạn, lại định hại cả người con thứ là [[Nguyễn Hoàng]]. Nguyễn Hoàng lo sợ, cầu xin riêng với bà Ngọc Bảo nhờ nói giùm Trịnh Kiểm cho mình vào trấn giữ đất Thuận Hóa vừa khôi phục từ tay [[nhà Mạc]]. Năm [[1558]], [[Trịnh Kiểm]] mới chấp thuận vào [[Nguyễn Hoàng]] vào ở đất Thuận Hóa, về sau dần lớn mạnh, mở đầu cho sự nghiệp 9 đời [[chúa Nguyễn]] ở Nam Hà<ref>Nguyễn Phước tộc thế phả, trang 105</ref>.