Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chuyển động thuận và nghịch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
cập nhật
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
[[File:Retrogradeorbit.gif|thumb|Quỹ đạo chuyển động nghịch: vệ tinh (màu đỏ) có quỹ đạo quay theo hướng ngược lại so với chiều tự quay của vật thể mẹ (xanh/đen)]]
 
'''Chuyển động nghịch''', hay còn gọi là '''chuyển động nghịch hành''' ([[Tiếng Anh]]: ''Retrograde motion'') trong [[Thiên văn học]] nhìn chung là thuật ngữ dùng để chỉ chuyển động quay quanh [[quay|trục]] hoặc [[quỹ đạo]] của một vật thể theo hướng ngược lại so với chiều tự quay của vật thể mẹ của nó, tức là vật thể trung tâm. Nó cũng có thể được sử dụng để mô tả các chuyển động khác ví dụ như tiến động hoặc chương động của [[Chuyển động quay|trục quay]]. '''Chuyển động thuận''' ([[Tiếng Anh]]: ''Prograde motion'') là chuyển động cùng chiều với chuyển động tự quay của vật thể mẹ. Sự quay được quyết định bởi một [[hệ quy chiếu quán tính]], ví dụ như một [[định tinh]].
 
Trong [[Hệ Mặt trời]] của chúng ta, quỹ đạo quanh [[Mặt trời]] của tất cả các [[hành tinh]] và hầu hết các thiên thể khác, ngoài trừ nhiều [[sao chổi]], có chuyển động thuận, tức là quay cùng chiều với chiều quay của Mặt trời. Sự quay của hầu hết các hành tinh, ngoại trừ [[Sao Kim]] và [[Sao Thiên Vương]], cũng là chuyển động thuận. Hầu hết [[vệ tinh tự nhiên]] có quỹ đạo quay thuận quanh hành tinh của chúng. Các vệ tinh chuyển động thuận của Sao Thiên Vương quay theo chiều mà Sao Thiên Vương quay, tức là ngược lại so với Mặt trời. Các vệ tinh chuyển động nghịch thì thường [[vệ tinh dị hình|nhỏ và cách xa]] hành tinh mẹ của chúng, ngoại trừ vệ tinh [[Triton (vệ tinh)|Triton]] của [[Sao Hải Vương]] lớn và gần sao mẹ nhưng vẫn chuyển động nghịch. Tất cả các vệ tinh chuyển động nghịch được cho là đã hình thành riêng biệt trước khi bị hành tinh mẹ của chúng [[Bắt giữ tiểu hành tinh|bắt giữ]].