Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Chu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 192:
 
Từ khi dời đô sang phía Đông, quyền lực của triều đình Chu dần giảm sút: tốc độ tan rã các vương quốc tăng lên. Từ thời Bình Vương về sau, các vua nhà Chu chỉ còn cai trị trên danh nghĩa, quyền lực thực sự nằm trong tay các chư hầu hùng mạnh. Các chư hầu đánh nhau để giành lấy ngôi bá chủ, điều khiển các chư hầu khác thay vai trò của nhà Chu, dù trên danh nghĩa họ vẫn mượn tiếng nhà Chu để điều khiển các chư hầu khuất phục. Trong thời [[Xuân Thu]] xuất hiện các chư hầu mạnh nối nhau làm bá chủ, gọi là [[Ngũ Bá]] (có vài thuyết khác nhau quan niệm về Ngũ Bá).
 
Năm 704 TCN, Hùng Thông, quân chủ nước Sở trở thành chư hầu đầu tiên xưng vương ngang hàng với thiên tử nhà Chu.
 
Tới cuối thời nhà Chu, các chư hầu thậm chí còn không cần biết tới sự cai trị chỉ mang tính biểu tượng của các vua Chu và tự xưng vương (như nhà Chu). Chiến tranh giữa các chư hầu tàn khốc hơn, quy mô lớn hơn vì một loạt nước nhỏ thời Xuân Thu đã bị tiêu diệt, còn lại chỉ khoảng 10 nước, trong đó có 7 nước lớn gọi là Thất hùng: Tề, Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu, Nguỵ. Nhà Chu khi đó chỉ còn cai quản vùng đất nhỏ bé như các nước chư hầu bé khác còn sót lại chưa bị diệt như [[Lỗ (nước)|Lỗ]], [[Vệ (nước)|Vệ]]. Các chư hầu lớn muốn trở thành Vua của những ông vua.