Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ánh sáng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 2:
{{1000 bài cơ bản}}
[[Tập tin:Light dispersion conceptual waves350px.gif|thumb|300px|Lăng kính tam giác phân tách chùm ánh sáng trắng, tách ra các bước sóng dài (đỏ) và các bước sóng ngắn hơn (màu lam).]]
'''Ánh sáng''' là từ phổ thông dùng để chỉ các [[bức xạ điện từ<ref group="Tham khảo">[[Thăm khám trực tràng]]</ref> có [[bước sóng]] nằm trong vùng [[quang phổ]] nhìn thấy được bằng mắt thường của [[con người]] (tức là từ khoảng 380 [[nanômét|nm]] đến 700&nbsp;nm). Giống như mọi bức xạ điện từ, ánh sáng có thể được mô tả như những đợt [[sóng hạt]] chuyển động gọi là [[photon]]. Ánh sáng do [[Mặt Trời]] tạo ra còn được gọi là '''ánh nắng''' (hay còn gọi là ánh sáng trắng bao gồm nhiều ánh sáng đơn sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím); ánh sáng [[Mặt Trăng]] mà con người thấy được gọi là '''ánh trăng''' thực tế là ánh sáng do mặt trời chiếu tới Mặt Trăng phản xạ đi tới mắt người; do [[đèn]] tạo ra còn được gọi là '''ánh đèn'''; do các [[loài vật]] phát ra gọi là '''ánh sáng sinh học'''. Ánh sáng có tốc độ rất nhanh, điều này dễ hiểu khi trời mưa, ta thấy cái chớp xong rồi một lúc mới nghe tiếng sấm.
 
{| class=wikitable
Dòng 50:
Các dao động của [[điện trường]] trong ánh sáng tác động mạnh đến các [[tế bào]] cảm thụ ánh sáng trong [[mắt]] người. Có ba loại tế bào cảm thụ ánh sáng trong mắt người, cảm nhận 3 vùng [[quang phổ]] khác nhau (tức ba [[màu sắc]] khác nhau). Sự kết hợp cùng lúc 3 tín hiệu từ ba loại tế bào này tạo nên những cảm giác màu sắc phong phú. Để tạo ra hình ảnh màu trên [[màn hình]], người ta cũng sử dụng ba loại đèn phát sáng ở 3 vùng quang phổ nhạy cảm của người (xem [[phối màu phát xạ]]).
 
Tế bào cảm giác [[màu đỏ]] và [[màu lục]] có phổ hấp thụ rất gần nhau, do vậy mắt người phân biệt được rất nhiều màu nằm giữa màu đỏ và lục ([[màu vàng]], [[màu da cam]], [[xanh nõn chuối]],...). Tế bào cảm giác màu lục và [[màu lam]] có phổ hấp thụ nằm xa nhau, nên mắt người phân biệt về các màu xanh không tốt. Trong [[Xanh|tiếng Việt]], từ "[[xanh]]" đôi khi hơi mơ hồ - vừa mang nghĩa xanh lục vừa mang nghĩa xanh lam.
 
Võng mạc người được chia làm 2 lớp (xét về mặt chức năng) gồm lớp tế bào cảm nhận ánh sáng và lớp tế bào dẫn truyền xung thần kinh điện thế. Trong y học, người ta còn phân võng mạc thành 10 lớp theo cấu trúc giải phẫu mô học và hình thái của nó.
Dòng 61:
==== Với mắt các sinh vật ====
[[Tập tin:Quang phổ Mặt Trời ngay ngoài khí quyển Trái Đất.gif|nhỏ|phải|300px|Cường độ sáng theo bước sóng của bức xạ điện từ [[Mặt Trời]] ngay ngoài khí quyển Trái Đất]]
Các sinh vật khác [[con người]] có thể cảm thụ được nhiều màu hơn ([[chim]] 4 màu gốc) hoặc ít màu hơn ([[]] 2 màu gốc) và ở những vùng quang phổ khác ([[ong]] cảm nhận được vùng tử ngoại).
 
Hầu hết mắt của các sinh vật nhạy cảm với [[bức xạ điện từ]] có bước sóng nằm trong khoảng từ 300 [[nanômét|nm]] đến 1200&nbsp;nm. Khoảng bước sóng này trùng khớp với vùng phát xạ có cường độ mạnh nhất của [[Mặt Trời]]. Như vậy có thể suy luận là việc các loài vật trên [[Trái Đất]] đã tiến hoá để thu nhận vùng bức xạ tự nhiên mạnh nhất đem lại lợi thế sinh tồn cho chúng. Không hề ngẫu nhiên mà bước sóng ánh sáng (vùng quang phổ mắt người nhìn được) cũng trùng vào khu vực bức xạ mạnh này.