Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thị Năm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Utakem8 (thảo luận | đóng góp)
Đã lùi lại sửa đổi 42162670 của 1.55.195.118 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 60:
===Án trạng và đấu tố===
Khi Cuộc cải cách ruộng đất triển khai vào năm 1953, những hành động yêu nước của Nguyễn Thị Năm bị cố vấn Trung Quốc cho là "''giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại.''"<ref name="lind" /> và bà trở thành [[địa chủ]] đầu tiên bị đem ra "xử lý"<ref name="cand"/>. Bà bị lên án với [[tội danh]] "tư sản địa chủ cường hào gian ác".<ref name="antg" />
 
Trong bài viết "Địa chủ ác ghê" của C.B trên báo ''[[báo Nhân dân|Nhân dân]]'' ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...". Cũng theo đó, Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến" và cũng theo đó thì Nguyễn Thị Năm "không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác".<ref>C. B. "Địa chủ ác ghê". ''Nhân dân'' 21 Tháng 7, 1953. Sau này được đăng lại trong tuyển tập "Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất", báo Nhân dân xuất bản năm 1955</ref>
 
Theo hồi ký [[Trần Huy Liệu]], lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại Thái Nguyên, thì cuộc đấu tố bà Năm được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 1953, với sự tham dự của gần 1 vạn người dân địa phương. Cũng theo ông Liệu, hai con trai của bà Năm lúc đó cũng bị đấu tố.<ref>Trần Huy Liệu – Cõi đời của Trần Chiến, Nhà xuất bản Kim Đồng 2009. [http://www.talawas.org/?p=24539 Trích đăng lại]</ref>
Hàng 104 ⟶ 102:
===Yêu cầu phục hồi danh dự===
Trong nhiều năm, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 04 năm 1995, theo đó đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ cho bà Nguyễn Thị Năm<ref name="antg" />. Dù đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu từ năm 1995 đến năm 2014 qua những lá thư gửi lên địa phương và trung ương đòi phục hồi danh dự cho mẹ nhưng gia đình hoàn toàn không được hồi âm.<ref name="antg" />
 
Cho đến nay, lí do vì sao bà Năm chưa được phục hồi danh dự vẫn là một dấu hỏi lớn.
 
== Nghi vấn tính xác thực của bài báo đấu tố bà Năm ==
Sau khi Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai mạc trưng bày chuyên đề "Cải cách ruộng đất" sáng 8/9/2014 tại số 1 Tràng Tiền, Hà Nội, một số nhân vật "bất đồng chính kiến" ở Việt Nam như Nguyễn Thông, Ba Sàm, Trần Ðĩnh, Nguyễn Xuân Diện, Huy Đức .v.v đã đưa ra một bài viết trên trang "Dân luận", trong đó chỉ ra rằng vào ngày 21/7/1953 trên báo Nhân dân có một bài viết có tên "Địa chủ ác quá" được cho là của tác giả C.B mang nội dung kết án bà Năm và gia đình bà, với mục đích cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là "chủ mưu" trong vụ đấu tố bà Năm (do CB vốn là bút danh của Hồ Chí Minh trên báo Nhân dân từ năm 1951 đến 1957). Bên cạnh đó họ cũng dẫn ra một bài viết có tên gần tương tự là "Địa chủ phản động ác ghê" đăng trên báo Cứu quốc số 2459 ngày 2/11/1953 với mục đích chứng minh bài đăng của C.B trên báo Nhân dân là thật như sau: “Báo Nhân Dân là cơ quan tuyên truyền của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, bài báo phải được duyệt xét kỹ của Trung ương Đảng trước khi cho phổ biến. Khi đọc bài báo này, người viết cảm nhận một điều là bố cục, hình thức và văn phong của bài viết rất tương tự với bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, phần lên án thực dân Pháp.
 
Tập tài liệu “Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất” ghi rõ tên tác giả các bài viết trong đó là C.B. – đây là một trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh. Chỉ riêng trong tập 6 (từ 1-1951 đến 7-1954) của bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1989, người viết đã đếm được tất cả 15 bài viết của Hồ Chí Minh ký tên là C.B. Không thấy bài viết này được nhắc đến trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập. Tuy nhiên trong Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử tập 5 trang 418 ghi rõ: “Bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Địa chủ phản động ác ghê, ký bút danh Đ. X. đăng trên báo Cứu Quốc, số 2459 (ngày 2/11/1953), tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã cấu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ. Chúng là bọn ‘mặt người dạ thú’ và tội ác của chúng là ‘tuyệt vô nhân đạo’.” Có thể bài viết của ông Hồ trên báo Nhân Dân đã được đăng lại trên báo Cứu Quốc.”
 
Tuy nhiên trong “Biên niên tiểu sử” của Hồ Chủ tịch trên trang web của Bảo tàng Hồ Chí Minh ghi nhận chi tiết về hoạt động từng ngày, từng tháng của Hồ Chí Minh đúng là có bài “Địa chủ ác phản động ác ghê” đăng trên báo Cứu Quốc số 2459, ngày 2/11/1953, ký bút danh Đ.X, tố cáo tội ác của một số địa chủ phản động đã câu kết với thực dân và bù nhìn để phản dân, phản nước, mưu phá hoại chính sách ruộng đất của Chính phủ nhưng nội dung này khác hẳn so với nội dung của bài báo “Địa chủ ác ghê” nói trên<ref>{{Chú thích web|url=”http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/495/ArticleId/3361/PreTabId/503/Default.aspx|title=Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh 11/1953|last=|first=|date=Saturday, September 13, 2014|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>.
 
Bên cạnh đó trong biên niên hoạt động của Hồ Chí Minh và tư liệu báo chí thuộc thư viện Quốc gia Việt Nam vào tháng 7/1953 cũng không tìm thấy bài báo "địa chủ ác ghê" mà chỉ ghi nhận 5 bài báo trên báo Nhân dân với bút danh C.B đăng trên các số 121, 123, 124 và 126 trong tháng 7/1953 không có nội dung nào dinh dáng đến Cải cách ruộng đất. <ref>{{Chú thích web|url=http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=q&r=1&results=1&e=01-01-1951-31-12-1957--vi-20-Qik-21--img-txIN-C.B-ARTICLE----|title=Thư viện Báo chí Việt Nam|last=|first=|date=|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref><ref>{{Chú thích web|url=http://www.baotanghochiminh.vn/Chitiettimkiem/tabid/503/Default.aspx?MultiTags=&#124;2=12&#124;4=2340&#124;)|title=Biên niên tiểu sử Hồ Chí Minh 7/1953|last=|first=|date=Saturday, September 13, 2014|website=|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=}}</ref>
 
== Tham khảo ==
Hàng 109 ⟶ 118:
* [[Đoàn Duy Thành]], ''Làm người là khó'', hồi ký
* Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. ''Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, 1930-2000'', 2002.
* [[Trần Đĩnh]], ''Đèn cù'', hồi ký, Nhà xuất bản Người Việt Books, 2014, ISBN 1629883999.
 
==Chú thích==