Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Karl Marx”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xóa những nội dung không liên quan, đây là bài viết về 1 nhà triết học, không phải về chiến tranh
Dòng 62:
Tháng 2 năm 1848 một phong trào cấp tiến [[Cách mạng Pháp năm 1848|chiếm quyền lực]] của Vua [[Louis-Philippe I của Pháp|Louis-Philippe]] tại Pháp và mời Marx quay trở lại Paris, nơi ông chứng kiến cuộc [[Nổi dậy những ngày tháng 6|Nổi dậy cách mạng những ngày tháng 6]]. Khi chính quyền này sụp đổ năm 1849, Marx quay trở lại Cologne và tuyên bố ''{{lang|de|Neue Rheinische Zeitung}}'' ("New Rhenish Newspaper"). Trong thời gian tồn tại của nó ông hai lần bị đưa ra xét xử, ngày 7 tháng 2 năm 1849 bởi một lỗi nhỏ của báo chí, và vào ngày 8 với tội danh xúi giục nổi dậy vũ trang. Cả hai lần ông đều được trắng án. Tờ báo nhanh chóng bị đàn áp và Marx quay trở lại Paris, nhưng lại bị trục xuất. Lần này ông sang tị nạn tại [[London]].
 
=== Sống tại London ===
Marx chuyển tới [[London]] tháng 5 năm 1849 và ở lại đó trong phần còn lại của cuộc đời. Trong vài năm đầu ông và gia đình sống rất nghèo khổ. Ông làm việc một thời gian ngắn như một cộng tác viên cho tờ ''[[New York Tribune]]'' năm 1851.<ref>{{Chú thích sách
| last = Karl
Dòng 71:
| year = 2007
| isbn = 9780141441924}}
</ref> Ông xin nhập quốc tịch Anh nhưng bị chính quyền sở tại bác bỏ vì coi ông là "một người Đức chuyên xúi bẩy", và vận động cho tư tưởng cộng sản nên "khó có thể thành kẻ trung thành với Nhà Vua", và không có thu nhập. Gia đình ông phải sống dựa vào tiền trợ cấp từ [[Friedrich Engels]]. Marx cũng đã từ bỏ quốc tịch Phổ và không được chính phủ Phổ cho tái nhập tịch.<ref name="nguyengiang">[https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44002850 Khi chết Marx vẫn là người 'vô tổ quốc'], Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt, 5 tháng 5 năm 2018</ref>

Tại London Marx chú tâm vào hai hoạt động: tổ chức cách mạng, và cố gắng tìm hiểu [[kinh tế chính trị]] và [[chủ nghĩa tư bản]]. Ông đã đọc nghiên cứu của Engels về giai cấp lao động. Trong thời gian này, Marx tạm ngừng nghiên cứu triết học và hoạt động cho [[Quốc tế cộng sản I]]. Ông được bầu vào Tổng Hội đồng của tổ chức này tại kỳ họp đầu tiên của nó năm 1864. Ông hoạt động đặc biệt tích cực để chuẩn bị cho các Đại hội hàng năm của Quốc tế cộng sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại phe [[chủ nghĩa vô chính phủ|vô chính phủ]] của [[Mikhail Bakunin]] (1814–1876). Dù Marx chiến thắng trong cuộc đấu tranh này, việc chuyển trụ sở của Tổng Hội đồng từ London sang New York năm 1872, được Marx ủng hộ, khiến Quốc tế cộng sản suy tàn. Sự kiện chính trị quan trọng nhất trong thời gian tồn tại của Quốc tế cộng sản là ''[[Công xã Paris]] năm 1871'' khi các công dân Paris nổi dậy chống chính phủ và chiếm giữ thành phố trong hai tháng. Về cuộc đàn áp đẫm máu với cuộc nổi dậy này, Marx đã viết một trong những cuốn sách nhỏ nổi tiếng nhất của ông, ''[[Cuộc nội chiến ở Pháp]]'', với lập trường bảo vệ Công xã.
 
Với những thất bại và tan rã liên tục của các cuộc cách mạng và phong trào công nhân, Marx cũng tìm cách tìm hiểu chủ nghĩa tư bản, và giành rất nhiều thời gian trong [[Thư viện Anh]] nghiên cứu và phê bình các tác phẩm của các nhà [[kinh tế chính trị]] và dữ liệu kinh tế. Tới năm 1857 ông đã có hơn 800 trang ghi chú và tiểu luận ngắn về tư bản, [[đất đai]], lương lao động, nhà nước, thương mại nước ngoài và thị trường thế giới, mãi tới năm 1941 tác phẩm này mới được xuất bản, dưới tựa đề ''[[Grundrisse]]''. Năm 1859, Marx xuất bản ''Đóng góp vào phê bình kinh tế chính trị'', tác phẩm kinh tế nghiêm túc đầu tiên của ông. Đầu những năm 1860 ông làm việc để soạn ra ba tập lớn, ''Các lý thuyết giá trị thặng dư'', bàn về các nhà lý thuyết kinh tế chính trị, đặc biệt là [[Adam Smith]] và [[David Ricardo]]. Tác phẩm này được xuất bản sau khi ông mất với sự biên tập của [[Karl Kautsky]] và thường được coi là tập thứ tư của cuốn ''[[Tư bản (tác phẩm)|Tư bản]]'', và tạo nên một trong những chuyên luận đầy đủ đầu tiên về [[lịch sử tư tưởng kinh tế]]. Năm 1867, khá lâu sau dự định, tập đầu của ''[[Tư bản (tác phẩm)|Tư bản]]'' được ấn hành, một tác phẩm phân tích các quá trình sản xuất tư bản. Trong tác phẩm này, Marx trình bày chi tiết [[lý thuyết giá trị lao động]] của mình và ý tưởng về [[giá trị thặng dư]] và [[bóc lột]] mà ông cho là sẽ chắc chắn dẫn tới sự sụt giảm trong tỷ lệ lợi nhuận và sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Các Tập II và III vẫn chỉ ở dạng bản thảo và Marx tiếp tục làm việc với chúng trong suốt cả cuộc đời và chỉ được Engels xuất bản sau khi ông mất.