Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hộ khẩu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 7:
==Việt Nam==
Chính quyền [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã áp dụng phương thức quản lý theo hộ khẩu từ [[thập niên 1950]]. Sau khi Việt Nam thống nhất, từ [[1976]], phương thức này được tiếp tục áp dụng trên toàn quốc cho đến nay (2006).
Dưới [[thời kỳ bao cấp]], sổ hộ khẩu cực kỳ quan trọng, vì nó gắn liền với [[sổ gạo]].
Do sự biến đổi về cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa của những năm 80, rất nhiều gia đình đã di dân từ nông thôn ra thành thị làm việc cho các cơ quan nhà nước, tuy nhiên do sự rắc rối về hộ khẩu mà có nhiều trẻ em đã không được nhập hộ khẩu theo bố mẹ chúng và như vậy chúng cũng không được chúnh quyền cấp '''sổ gạo''' và từ đó hình lên cụm từ '''những đứa trẻ phải ăn gạo ngoài''' để chỉ những đứa trẻ mà không được chính quyền chu cấp lương thực như những đứa trẻ khác, do không có hộ khẩu thành thị.
Tùy theo từng địa phương trên đất nước Việt Nam lại có những quy định riêng về việc nhập hộ khẩu, đặc biệt là tại các thành phố lơn như Hà Nội và TpHCMC.