Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao băng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
{{chú thích trong bài}}
[[Tập tin:Meteor burst.jpg|nhỏ|phải|240px|Mưa sao băng Alpha-Monocerotid, 1995]]
 
'''Sao băng''', hay '''sao sa''', là đường nhìn thấy của các [[thiên thạch]] và vẫn thạch khi chúng đi vào [[khí quyển]] [[Trái Đất]] (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi [[áp suất nén]] khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do [[ma sát]], tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ [[khí quyển Trái Đất|không khí]] ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc [[tốc độ siêu thanh|siêu thanh]], nó sinh ra các [[sóng xung kích]] (''shock wave'') do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các [[phân tử]] không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của [[Sao Kim|Kim Tinh]], đôi khi được gọi là ''quả cầu lửa''.
 
<gallery>
Image:Leonidas sigloXIX.jpg
Image:Leonid Meteor Storm 1833.jpg
Image:Leonid_meteor_shower_as_seen_from_space_(1997).jpg
</gallery>
 
Có rất ít thiên thạch có khả năng rơi xuống đến tận mặt đất, do phần lớn chúng có kích thước và khối lượng nhỏ nên đã bị thiêu cháy hết trên đường đi xuống mặt đất hoặc đơn giản là chúng chỉ xẹt ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất rồi lại tiếp tục hành trình của mình trong không gian do chúng có vận tốc đủ lớn để không bị rơi xuống Trái Đất.
 
Những thiên thạch có khối lượng đủ lớn để rơi được xuống mặt đất thường tạo ra những hố lòng chảo sâu hoắm.
 
Các loại vật chất trên mặt đất khi bị va chạm với các thiên thạch (nếu chúng có đủ năng lượng cần thiết) bị nóng chảy và sau đó đông đặc lại tạo ra các vật thể được biết đến như là [[tectit]].
 
==Đuôi ion hóa==
Trong quá trình thiên thạch đi vào tầng trên của bầu khí quyển Trái Đất, '''[[đuôi ion hóa]]''' sẽ được tạo ra, ở đó các phân tử không khí trong tầng trên của khí quyển bị ion hóa do chuyển động của thiên thạch. Đuôi ion hóa này có thể tồn tại đến 1 phút sau khi nó được tạo ra. Những thiên thạch nhỏ, có kích thước từ cỡ hạt bụi đến hạt cát đi vào khí quyển Trái Đất thường xuyên, có thể là cứ sau một vài giây ở một khu vực nào đó, vì thế các đuôi ion hóa có thể tìm thấy trong tầng trên của khí quyển tương đối liên tục. Những đuôi ion hóa như vậy đã được thử nghiệm để giữ bảo mật cho hệ thống liên lạc quân sự trên chiến trường. Ý tưởng cơ bản của hệ thống này là: các đuôi ion hóa được coi như các tấm gương phản xạ các sóng [[radio]]. Việc đảm bảo bí mật có được là do chỉ có các [[đài thu]] ở các vị trí chính xác nào đó mới thu nhận được tín hiệu từ [[đài phát]], giống như sự phản xạ ánh sáng của các gương thông thường. Vì bản chất rời rạc của hiện tượng ion hóa, những hệ thống như vậy bị giới hạn với tốc độ truyền thông tin thấp, chủ yếu là 9.600 [[baud]].