Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Triều Tiên: replaced: → using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 221:
Năm 221 trước [[Công Nguyên]], Tần Vương Doanh Chính thống nhất các nước nhỏ, các dân tộc khác nhau trên một vùng rộng lớn tạo ra tiền đề để tạo thành nước Trung Quốc sau này. Vua Tần là Doanh Chính vốn đang xưng Vương không muốn dùng lại danh xưng Vương như vua nhà Chu, mà sau này sẽ được dùng làm tước phong tặng cho các công thần của mình (tước Vương). Để chứng tỏ đẳng cấp cao hơn của vua nhà Tần mới so với vua nhà Chu cũ, phân rõ tôn ti trên dưới với các vua cai trị các tiểu quốc cũ đã bị tiêu diệt, tỏ rõ thần quyền phong kiến chính danh với dân các nước đã bị chiếm đoạt, tiêu diệt, Tần Doanh Chính đã ghép chữ Hoàng là danh xưng của 3 vị vua thời [[Tam Hoàng Ngũ Đế|Tam Hoàng]] và chữ Đế là danh xưng của 5 vị vua thời [[Tam Hoàng Ngũ Đế|Ngũ Đế]] thời thượng cổ thành tước vị '''Hoàng đế''', và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước Tần, tức là [[Tần Thủy Hoàng]]. Từ đó các vị vua [[phong kiến tập quyền]] chính thống ở Trung Quốc cũng dùng danh vị này, và tước Vương trở thành bậc thứ hai.
 
Ngôi vị của vua phong kiến xưa ở Trung Quốc tức Hoàng đế theo chế độ [[tông pháp]] tức "cha truyền con nối". Khi Trung Quốc bị chia cắt, các vua đều tự xưng là Hoàng đế. Hoàng đế chính thức cuối cùng ở Trung Quốc là [[Phổ Nghi]], thoái vị năm [[1911]] dù [[Viên Thế Khải]] sau đó cũng xưng làm Hoàng đế nhưng không chính thức.
 
Tước vị hoàng đế còn dùng để tôn phong cho những bậc tổ tiên của hoàng đế, dù các vị đó chưa bao giờ làm vua. Như khi [[Đường Cao Tổ|Lý Uyên]] lập ra [[nhà Đường]], đã phong cho [[Lão Tử|Lão tử]] (tên là Lý Đam - nhà Đường lấy làm thủy tổ) làm hoàng đế, và các thế hệ bên trên làm hoàng đế hết. Khi vua nối ngôi không phải con vua trước, thường cũng tôn phong cha đẻ của mình làm hoàng đế. Có trường hợp như [[thái tử]] [[Lý Hoằng]] con của [[Đường Cao Tông]] và [[Võ Tắc Thiên]], bị mẹ phế vị rồi bức tử, Đường Cao Tông cũng thương con mà phong hiệu là hoàng đế; hoặc Nhiếp chính vương [[Đa Nhĩ Cổn]] của [[nhà Thanh]] cũng được phong hoàng đế khi chết, dù chỉ là chú của vua.