Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
== Các trường phái chủ nghĩa xã hội ==
[[Tập tin:Red rose 02.svg|200px|nhỏ|phải|Hoa hồng đỏ, biểu trưng của phong trào dân chủ xã hội]]
Mục tiêu của tất cả các phong trào theo chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội công bằng hơn [[chủ nghĩa tư bản]], nhưng họ thường bất đồng trong các quan điểm về chủ nghĩa xã hội, cách thức cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, mô hình [[nhà nước]], vai trò nhà nước trong nền kinh tế, mô hình quản lý sản xuất. Khác với những người theo chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ hay vô chính phủ, [[chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân]], hầu hết các trường phái chủ nghĩa xã hội đều đề cao vai trò của nhà nước. [[Chủ nghĩa Marx]] là một nhánh được biết đến nhiều nhất của chủ nghĩa xã hội. Sau đó chủ nghĩa Marx được phát triển thành hai trường phái là [[chủ nghĩa xã hội dân chủ]] chiếm ưu thế tại phương Tây và [[chủ nghĩa cộng sản]] chiếm ưu thế ở phương Đông. Mục tiêu của những người cộng sản không chỉ đề cao vai trò của nhà nước, sở hữu nhà nước mà tiến tới một xã hội cộng sản. Theo lý luận của những người cộng sản, nhất thiết cần tiến hành [[cách mạng vô sản]] để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên không phải là nhất thiết trong mọi hoàn cảnh. Thực tế là những người cộng sản cũng tham gia đấu tranh nghị trường nếu tự do tư tưởng và tự do chính trị được bảo đảm.
 
Chấp thuận kinh tế thị trường hoặc kinh tế phi thị trường cũng là một tranh cãi trong nội bộ những người xã hội chủ nghĩa. Một số trường phái cho rằng cần xóa bỏ kinh tế thị trường, vì nó dẫn đến bất bình đẳng xã hội và khủng hoảng kinh tế. Các trường phái ủng hộ kinh tế thị trường cho rằng chỉ cần có bàn tay nhà nước hoặc thể chể khác để điều chỉnh thị trường theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên có một số đặc điểm chung phổ quát trên lý thuyết: ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và đời sống xã hội, công bằng xã hội (dù lý giải khác nhau), dân chủ cho đa số, đề cao sự hòa hợp xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sự đa dạng hóa trong [[sở hữu]] và quản lý gây khó khăn và làm phân hóa thêm những người theo chủ nghĩa xã hội.