Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Khoan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6:
 
==Hào trưởng Tam Đái==
DướiThời thờinhà [[Ngô Quyền]], Nguyễn Khoan là một hào trưởng ở vùng Tam Đái, tức 3 giải đất quanh ngã ba Bạch Hạc.<ref>Theo chú thích ĐVSK Tiền Biên, trang 147. Ngoài ra sách này chép Nguyễn Khoan chiếm Tam Đái và Nguyễn Gia Loan</ref> Về quân sự, ông xây dựng thủ phủ trên gò Biện Sơn và đóng đồn ở gò Đồng Đậu, chiêu mộ và huấn luyện dân binh để xây dựng lực lượng quân sự dùng khi hữu sự<ref>Sách [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký toàn thư]], bản Ngoại kỷ, có ghi chú: "Tam Đái nay ở vùng huyện Vĩnh Lạc, tỉnh [[Vĩnh Phú]]. Nay ở xã Minh Tâm, huyện Vĩnh Lạc có di tích thành cũ, và ở xã Vĩnh Mỹ (cùng huyện) có đền thờ của sứ quân Nguyễn Khoan."</ref>. Tuy nhiên, ông cũng chú ý đến phát triển kinh tế, chủ trương khuyến khích và chăm sóc nghề nông, canh tân tập tục nông thôn. Với sự giúp đỡ của hai tùy tướng tài và hai người vợ tài giỏi, ông đã xây dựng được vùng Tam Đái được thái bình thịnh trị, nhân dân ấm no vui vẻ. Khu vực Tam Đái xưa vốn nổi tiếng trù phú với câu ca "''Nhất Tam Đái, nhị Khoái Châu''". Nay có Đồng Đậu là một di chỉ cư trú của người Việt cổ lớn nhất ở trung tâm vùng tam giác châu thổ Bắc Bộ, phạm vi diện tích phân bố rộng nhất, tầng văn hoá dày nhất, chứa đựng khối lượng hiện vật khảo cổ rất lớn và phong phú.<ref>[http://vinhphuc.tourism.vn/index.php?cat=1501&itemid=392 Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu]</ref>
 
Sơn tây tỉnh chí chép về vùng đất Tam Đái:
:''Một bên là núi Một tai, một bên là núi Biện, ở địa phận xã Vĩnh Mỗ, huyện [[Yên Lạc]] giữa đất bằng nổi lên đồi đất, hình như voi quỳ. Dưới có đầm sâu, Nguyễn Sứ quân chiếm Tam Đái, đóng đô ở đấy, vì thế có tên là Nguyễn Gia Loan. Loan giang - cùng với Bạch Hạc giang - Phó Đáy giang tạo nên Tam Đái - trở thành địa danh lịch sử từ thời Sứ quân, một “tiểu triều đình” tạo nên bởi ba dải sông, nên sự trù phú: “Nhất Tam Đái, nhì Khoái Châu”''.
 
Sử gia Trần Quốc Vượng trong bài viết "Về quê hương Ngô Quyền" trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 101 để chứng minh Đường Lâm là ở [[Sơn Tây]] ([[Hà Nội]]) ngày nay có suy đoán: ''"thôn Đường thuộc Thái-bình là đất Đường-lâm, nơi sứ quân Ngô-nhật-Khánh cát cứ, còn thôn Nguyễn thuộc Thái-bình là Nguyễn-gia hay Nguyễn-gia-Loan nơi sứ quân Nguyễn Khoan cát cứ"''<ref>Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Hà Nội, số 101, tháng 8/1967, tr. 60-62</ref>. '''Loạn hai thôn Đường, Nguyễn''' ở Thái Bình là cuộc nổi dậy ở địa phương, không chịu khuất phục chính quyền trung ương [[Cổ Loa]] khi [[nhà Ngô]] đã ở thời kỳ khủng hoảng và suy yếu. Sau khi [[Dương Tam Kha]] cướp ngôi nhà Ngô, nhiều nơi không chịu thần phục. Năm 950 Dương Tam Kha phải sai quân đi đánh dẹp hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình, rồi đến tận năm 965, lực lượng hai thôn này vẫn tồn tại để gây nên cái chết của Nam Tấn Vương – vị Vua cuối cùng của nhà Ngô và trực tiếp đưa Tĩnh hải quân rơi vào thời kỳ bùng nổ của [[loạn 12 sứ quân]] (965-968).
 
==Sứ quân==