Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 125:
==Ý nghĩa==
 
Về mặt [[chính trị]], bản ''Tuyên ngôn độc lập'' của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Đây là biểu tượng cho việc chấm dứt sự cai trị của các thế lực ngoại quốc ở Việt Nam. Bản tuyên ngôn đã đưa tới cho người đọc và người nghe một thế giới quan kịch tính, một lịch sử cô đặc, một vài khẳng định táo bạo, những cụm từ sinh động, và hình tượng đầy cảm xúc. Trong bản ''Tuyên ngôn độc lập'', Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu được việc Pháp sẽ quay lại và Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Việt Nam.<ref>http://nghiencuuquocte.org/2015/09/01/tuyen-ngon-doc-lap-ho-chi-minh-p1/</ref> Bản Tuyên ngôn độc lập đã nêu bật các giá trị bình đẳng giữa các quốc gia, các quyền cơ bản của con người và của các dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và quyền được hưởng độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Bản Tuyên ngôn Độc lập đã tố cáo và lên á;klán những tội ác man rợ của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam về các mặt chính tritrị, kinh tế, văn hóa... Đồng thời khẳng định, Việt Nam – một nước thuộc phe Đồng minh trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] – đã giành [[độc lập]] sau khi chiến thắng [[Đế quốc Nhật Bản|Phát xít Nhật Bản]], trước đó [[người Pháp]] đã hai lần trao quyền đại diện và bảo hộ đối với Việt Nam cho Phát xít Nhật nên Pháp không còn đủ tư cách để đại diện cho nhân dân Việt Nam nữa. Bản Tuyên ngôn độc lập còn khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền của dân tộc Việt Nam được hưởng tự do độc lập, đồng thời cũng vạch ra cơ sở thực tế là Việt Nam đã là một nước tự do và độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào. Đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng khẳng định nhân dân Việt Nam sẽ giữ nền độc lập, tự chủ mới giành được bằng mọi giá.<ref>http://www.bienphong.com.vn/tuyen-ngon-doc-lap-y-nghia-lich-su-va-gia-tri-thoi-dai/</ref> Bản tuyên ngôn độc lập để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao mà Hà Nội dành cho Paris và Washington khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn [[Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ]] (1776) và [[Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền|Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp]] (1791). Việc này đã tạo ra bức tranh đối lập giữa những lý tưởng mà Pháp và Mỹ vẫn đang cổ súy với thực tại đau khổ trong 80 năm Việt Nam bị Pháp cai trị.<ref>http://nghiencuuquocte.org/2015/09/02/tuyen-ngon-doc-lap-ho-chi-minh-p2/#_ftn2</ref>
 
==Tham khảo==