Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 34:
 
== Các trường phái chủ nghĩa xã hội ==
[[Tập tin:Red rose 02.svg|200px|nhỏ|phải|Hoa hồng đỏ, biểu trưng của phong trào [[dân chủ xã hội]]]]
Mục tiêu của tất cả các phong trào theo chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn và hợp lý hơn [[chủ nghĩa tư bản]], nhưng họ thường bất đồng trong các quan điểm về chủ nghĩa xã hội, cách thức cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, mô hình [[nhà nước]], vai trò nhà nước trong nền kinh tế, mô hình quản lý sản xuất. Khác với những người theo [[chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ]] hay [[chủ nghĩa vô chính phủ]], [[chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân]], hầu hết các trường phái chủ nghĩa xã hội đều đề cao vai trò của nhà nước. [[Chủ nghĩa Marx]] là một nhánh được biết đến nhiều nhất của chủ nghĩa xã hội. Sau đó chủ nghĩa Marx được phát triển thành hai trường phái là [[chủ nghĩa xã hội dân chủ]] chiếm ưu thế tại phương Tây và [[chủ nghĩa cộng sản]] chiếm ưu thế ở phương Đông. Ngoài ra còn có các trường phái xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng của các nhà tư tưởng khác như [[Ferdinand Lassalle]], [[Pierre-Joseph Proudhon]], [[Mikhail Bakunin]]... Mỗi trường phái xã hội chủ nghĩa lại có nhiều đại biểu tư tưởng khác nhau khiến nó được chia thành những nhánh nhỏ hơn với các quan điểm khác nhau. Những người muốn cải cách chủ nghĩa tư bản thuộc nhiều trường phái khác nhau nhưng vẫn tôn trọng nền dân chủ được gọi chung là [[dân chủ xã hội]]. Đây là một phong trào chính trị đang chiếm ưu thế tại phương Tây với rất nhiều đảng phái khác nhau có hệ tư tưởng, quan điểm, cương lĩnh và chương trình hành động khác nhau nhưng có điểm chung là muốn cải cách xã hội những vẫn duy trì nền dân chủ và kinh tế thị trường. Người dân chủ xã hội xem chủ nghĩa cộng sản là kết quả của một quá trình tiến hóa xã hội lâu dài nên họ chấp nhận nền dân chủ và trật tự xã hội hiện hành đồng thời thực hiện các biện pháp cải cách xã hội để thúc đẩy sự tiến hóa của xã hội. Mục tiêu của những người cộng sản không chỉ đề cao vai trò của nhà nước, sở hữu nhà nước mà là tạo ra một xã hội cộng sản. Theo lý luận của những người cộng sản, nhất thiết cần tiến hành [[cách mạng vô sản]] để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên không phải là nhất thiết trong mọi hoàn cảnh. Thực tế là những người cộng sản cũng tham gia đấu tranh nghị trường nếu tự do tư tưởng và tự do chính trị được bảo đảm.
 
Chấp thuận kinh tế thị trường hoặc kinh tế phi thị trường cũng là một tranh cãi trong nội bộ những người xã hội chủ nghĩa. Một số trường phái cho rằng cần xóa bỏ kinh tế thị trường, vì nó dẫn đến bất bình đẳng xã hội và khủng hoảng kinh tế. Các trường phái ủng hộ kinh tế thị trường cho rằng chỉ cần có bàn tay nhà nước hoặc thể chể khác để điều chỉnh thị trường theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên có một số đặc điểm chung phổ quát trên lý thuyết: ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và đời sống xã hội, công bằng xã hội (dù lý giải khác nhau), dân chủ cho đa số, đề cao sự hòa hợp xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sự đa dạng hóa trong [[sở hữu]] và quản lý gây khó khăn và làm phân hóa thêm những người theo chủ nghĩa xã hội.