Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chủ nghĩa xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Hamloi23 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Ryutr
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 25:
Phong trào xã hội hiện nay bắt đầu từ phong trào của giai cấp lao động cuối [[thế kỷ 19]]. Trong thời gian đó, cụm từ "chủ nghĩa xã hội" thường được dùng để nói về những phê phán của các nhà phê bình xã hội [[châu Âu]] khi họ phê bình [[chủ nghĩa tư bản]] về quyền tư hữu. Đối với [[Karl Marx]], người đã có công lớn trong việc xây dựng phong trào xã hội chủ nghĩa hiện đại, thì chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế - xã hội sau khi một cuộc cách mạng đã nổ ra để chuyển quyền điều khiển các phương tiện sản xuất từ tay của thiểu số các nhà tư bản sang tay xã hội. Theo [[Friedrich Engels]] thì phong trào xã hội chủ nghĩa năm 1847 là một phong trào tư sản, chủ nghĩa cộng sản là một phong trào của công nhân, vì vậy [[Karl Marx]] và Engels ưa chuộng từ cộng sản hơn. Mãi cho tới 1887 cả các công đoàn Anh mới tự nhận là theo xã hội chủ nghĩa.<ref>Friedrich Engels: Vorwort zur deutschen Ausgabe von 1890 (Auszug) zum „Kommunistischen Manifest“, Marx/Engels, Ausgewählte Schriften, Bd. I, Berlin 1968, S. 21ff.</ref> Theo nhà báo [[Hoàng Đạo (nhà văn)|Hoàng Đạo]] (tức Nguyễn Tường Long) trên báo Ngày nay ngày 3 tháng 4 năm 1937, thì "''Năm ấy, Marx và Engels, đồng chí của ông ta, xuất bản [[Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản]] nói về nguyên tố của chủ nghĩa xã hội. Hai ông dùng chữ "cộng sản" là vì muốn phân biệt cho rõ ràng chủ nghĩa xã hội khoa học với những chủ nghĩa xã hội duy tâm mà thời ấy người ta thường gọi chung là "xã hội". Dần dà, những chủ nghĩa duy tâm bị lu mờ, và đến năm 1867, lúc ông Karl Marx cho xuất bản tập thứ nhất quyển "Tư bản" (Le Capital), thì những người theo chủ nghĩa duy tâm không còn mấy nữa''".
 
Có rất nhiều tư tưởng và phong trào được gọi, hay tự gọi, là chủ nghĩa xã hội nhưng từ thế kỷ 19 đến nay, những người theo chủ nghĩa xã hội đã không thể đưa ra một tư tưởng hay một kế hoạch chung. Trái lại, những người theo chủ nghĩa xã hội tự chia họ ra nhiều trường phái khác nhau và đôi khi đối nghịch nhau, nhất là giữa những người theo [[chủ nghĩa xã hội dân chủ]] và những người theo [[chủ nghĩa cộng sản]]. Kể từ thế kỷ 19 những người theo chủ nghĩa xã hội đã có những quan điểm khác nhau về chủ nghĩa xã hội dưới góc độ một hệ thống kinh tế. Một số người muốn quốc hữu hóa hoàn toàn các phương tiện sản xuất, trong khi những người [[chủ nghĩa xã hội-dân chủ|dân chủ xã hội]] đề nghị chỉ quốc hữu hóa một số kỹ nghệ chính trong phạm vi của một nền [[kinh tế hỗn hợp]] giữa thị trường và nhà nước. Những người theo [[chủ nghĩa cộng sản#Chủ nghĩa Stalin|chủ nghĩa Stalin]], kể cả những người có ấn tượng về mô hình phát triển kinh tế của [[Liên Xô]], đã kêu gọi cho một nền kinh tế tập trung được chỉ huy bởi một nhà nước nắm tất cả quyền sản xuất. Những người khác, trong đó có nhiều người tự gọi mình là cộng sản tại [[Nam Tư]] và [[Hungary]] trong [[thập niên 1980]] và [[thập niên 1990]], nhiều người cộng sản [[Trung Quốc]] sau thời kỳ cải cách và một số nhà [[kinh tế học]] phương Tây, đã đề nghị nhiều dạng của [[chủ nghĩa xã hội thị trường]] nhằm mục đích tìm được sự hòa giải giữa hai lợi thế của kếquốc hoạchhữu hóa nền kinh tế và của sức mạnh thị trường<ref>"Market socialism", ''Dictionary of the Social Sciences''. Craig Calhoun, ed. Oxford University Press 2002; và "Market socialism" ''The Concise Oxford Dictionary of Politics''. Ed. Iain McLean and Alistair McMillan. Oxford University Press, 2003. Đọc thêm "Whither Socialism?" của [[Joseph Stiglitz]], Cambridge, MA: MIT Press, 1995 for a recent analysis of the market socialism model of mid-20th century economists [[Oskar R. Lange]], [[Abba P. Lerner]] và [[Fred M. Taylor]].</ref>. Trong khi đó, nhiều người hoạt động công đoàn không tin tưởng vào hình thức chính phủ như [[chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ]], những người theo [[chủ nghĩa Luxemburg]], [[Đảng Xã hội Hoa Kỳ]] (''Socialist Party USA'') cũng như nhiều thành phần của phong trào "[[New Left]]" (Cánh tả Mới) của Mỹ lại muốn phân chia quyền sở hữu nhà nước tại trung ương để trao cho các hợp tác xã hay các hội đồng của các nhóm lao động. Theo Lenin thì nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa xã hội là: ''"Làm theo năng lực, hưởng theo lao động"'' còn trong xã hội cộng sản chủ nghĩa (bước phát triển cao hơn của xã hội chủ nghĩa, khi mà sức sản xuất đạt tới trình độ và năng suất cực cao) sẽ là: ''Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu''.<ref>Những phác thảo của V.I.Lênin về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, Nguyễn Thị Ngân, Tạp chí Lý luận chính trị, 13 Tháng 4 2016</ref> Sự khác biệt giữa hai hai hình thái xã hội theo lý thuyết của Lenin là chủ nghĩa xã hội là giai đoạn nằm giữa trong quá trình từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa [[Chủ nghĩa cộng sản|Cộng sản]]. Những người theo trường phái chủ nghĩa xã hội khác đưa ra chủ nghĩa xã hội là hình thái kinh thái kinh tế - xã hội không phải [[chủ nghĩa tư bản]], và không đưa ra mục tiêu tiến đến [[chủ nghĩa cộng sản]]. Một số trường phái chủ nghĩa xã hội vẫn chấp nhận [[đa nguyên]] về kinh tế và chính trị và tạo ra sự bình đẳng xã hội bằng chính sách [[thuế]] và [[an sinh xã hội]] thay vì kinh tế tập thể bắt buộc.
[[Tập tin:Anti-capitalism color.jpg|phải|nhỏ|250px|Áp phích [[Industrial Workers of the World]] của phong trào chống chủ nghĩa tư bản (anti-capitalism) dán năm [[1911]]. Hình nói về sự mâu thuẫn [[giai cấp]] giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới trong xã hội tư bản: dưới cùng là giai cấp lao động phải làm việc để gánh vác lối sống xa hoa cho các giai cấp trên (vua chúa, chính phủ, các nhà tư bản, giáo sĩ và quân đội)]]
Cuộc chiến về lý luận và chính trị giữa những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội là trung tâm của các sự kiện thế giới trong suốt thế kỷ XX. Những người theo chủ nghĩa xã hội hay ủng hộ chủ nghĩa xã hội công kích chủ nghĩa tư bản đã gây ra bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, chế độ đẳng cấp, nạn bóc lột lao động, lối sống thực dụng, tha hoá con người. Họ cũng công kích những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản dung dưỡng, dung túng cho nhiều chế độ [[chế độ quân chủ|quân chủ]], [[thần quyền]] (như một số nước [[Trung Đông]] và một số nước khác hiện nay), cho chủ nghĩa [[phong kiến]] và [[địa chủ]], các hủ tục, cho các chế độ [[phân biệt chủng tộc]] (như [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]]). Chủ nghĩa tư bản theo họ là cha đẻ cho [[chủ nghĩa thực dân]] và [[chủ nghĩa đế quốc]], hay thao túng kinh tế các nước nghèo đói. Những người chống Cộng đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội gây ra nhiều cuộc [[nội chiến]], các cuộc cách mạng (mà họ thường gọi là đảo chính hay nổi loạn), sự cưỡng ép các mô hình kinh tế tập thể hay nhà nước gây nghèo đói, tham nhũng, tước đoạt quyền tư hữu. Họ cho các nạn đói trên diện rộng ở [[Trung Quốc]], [[Campuchia]],... một số nước [[châu Phi]] trước đây là hậu quả của kinh tế hợp tác cưỡng ép. Họ cũng cho chủ nghĩa xã hội cản trở [[tự do kinh doanh]] của người dân, để [[nhà nước]] thao túng toàn bộ các hoạt động xã hội như kinh tế, [[truyền thông]], [[giáo dục]], [[y tế]]..., gây bất bình đẳng, chậm phát triển. Đường lối chống [[tôn giáo]] của một số phái chủ nghĩa xã hội bị xem là cực đoan. Nhiều người chống Cộng cũng đổ lỗi cho chủ nghĩa xã hội tạo ra các chế độ cai trị độc đoán ở [[Bắc Phi]], [[Zimbabwe]], [[Syria]], [[Iraq]], [[Myanmar|Miến Điện]] trước đây, các chế độ độc đoán của [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] ([[Liên Xô]]), [[Mao Trạch Đông]] ([[Trung Quốc]]), [[Nicolae Ceauşescu]] ở [[România]],... chế độ diệt chủng [[Pol Pot]] ở [[Campuchia]].<ref name="hup.harvard.edu">{{chú thích sách |title= The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression | editor1-last = Courtois | editor1-first = Stéphane | editor1-link = |coauthors= |year= 1999 |publisher= [[Harvard University Press]] |location= |isbn= 0-674-07608-7 |page= 4 |pages= |url= |accessdate=}}</ref> Cả hai phía chống và ủng hộ chủ nghĩa xã hội đều đổ lỗi cho nhau trong sự xuất hiện của [[chủ nghĩa phát xít]] dù trên thực tế ý thức hệ này mang những đặc điểm của cả cánh hữu lẫn cánh tả và thực hiện một chương trình hành động tương tự với cả hai bên. Sự phát triển của các phong trào [[Hồi giáo cực đoan]] được những người theo chủ nghĩa xã hội cho là nhận được sự khuyến khích của phương Tây để chống lại chủ nghĩa xã hội, nhưng trên thực tế phong trào Hồi giáo có khi cũng chống cả chủ nghĩa tư bản.<ref>[http://www.oxfordislamicstudies.com/article/opr/t236/e0748 Socialism and Islam], Rizwan Hussain, The Oxford Encyclopedia of the Islamic World</ref>
Dòng 34:
 
== Các trường phái chủ nghĩa xã hội ==
[[Tập tin:Red rose 02.svg|200px|nhỏ|phải|Hoa hồng đỏ, biểu trưng của phong trào [[dân chủ xã hội]]]]
Mục tiêu của tất cả các phong trào theo chủ nghĩa xã hội là xây dựng một xã hội công bằng, nhân văn và hợp lý hơn [[chủ nghĩa tư bản]], nhưng họ thường bất đồng trong các quan điểm về chủ nghĩa xã hội, cách thức cải tạo chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội, mô hình [[nhà nước]], vai trò nhà nước trong nền kinh tế, mô hình quản lý sản xuất. Khác với những người theo [[chủ nghĩa công đoàn vô chính phủ]] hay [[chủ nghĩa vô chính phủ]], [[chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân]], hầu hết các trường phái chủ nghĩa xã hội đều đề cao vai trò của nhà nước. [[ChủHai nghĩatrường Marx]] là một nhánh được biết đến nhiều nhất củaphái chủ nghĩa xã hội. Sau đóbản chủ nghĩa Marx được phát triển thành hai trường phái [[chủ nghĩa xã hội dân chủ]] chiếm ưu thế tại phương Tây[[chủ nghĩa cộng sản]] chiếm ưu thế ở phương Đông. Ngoài ra còn có các trường phái xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng của các nhà tư tưởng khác như [[Ferdinand Lassalle]], [[Pierre-Joseph Proudhon]], [[Mikhail Bakunin]]... Mỗi trường phái xã hội chủ nghĩa lại có nhiều đại biểu tư tưởng khác nhau khiến nó được chia thành những nhánh nhỏ hơn với các quan điểm khác nhau. Những người muốn cải cách chủ nghĩa tư bản thuộc nhiều trường phái khác nhau nhưng vẫn tôn trọng nền dân chủ được gọi chung là [[dân chủ xã hội]]. Đây là một phong trào chính trị nổi bật tại phương Tây với rất nhiều đảng phái khác nhau có hệ tư tưởng, quan điểm, cương lĩnh và chương trình hành động khác nhau nhưng có điểm chung là muốn cải cách xã hội nhưng vẫn duy trì nền dân chủ và kinh tế thị trường. Người dân chủ xã hội xem chủ nghĩa cộng sản là kết quả của một quá trình tiến hóa xã hội lâu dài nên họ chấp nhận nền dân chủ và trật tự xã hội hiện hành đồng thời thực hiện các biện pháp cải cách xã hội để thúc đẩy sự tiến hóa của xã hội. Mục tiêu của những người cộng sản không chỉ đề cao vai trò của nhà nước, sở hữu nhà nước mà là tạotiến ratới một xã hội cộng sản. Theo lý luận của những người cộng sản, nhất thiết cần tiến hành [[cách mạng vô sản]] để xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, tuy nhiên không phải là nhất thiết trong mọi hoàn cảnh. Thực tế là những người cộng sản cũng tham gia đấu tranh nghị trường nếu tự do tư tưởng và tự do chính trị được bảo đảm.
 
Chấp thuận kinh tế thị trường hoặc kinh tế phi thị trường cũng là một tranh cãi trong nội bộ những người xã hội chủ nghĩa. Một số trường phái cho rằng cần xóa bỏ kinh tế thị trường, vì nó dẫn đến bất bình đẳng xã hội và khủng hoảng kinh tế. Các trường phái ủng hộ kinh tế thị trường cho rằng chỉ cần có bàn tay nhà nước hoặc thể chể khác để điều chỉnh thị trường theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên có một số đặc điểm chung phổ quát trên lý thuyết: ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế và đời sống xã hội, công bằng xã hội (dù lý giải khác nhau), dân chủ cho đa số, đề cao sự hòa hợp xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc ích kỷ và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ. Sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản đặc biệt là sự đa dạng hóa trong [[sở hữu]] và quản lý gây khó khăn và làm phân hóa thêm những người theo chủ nghĩa xã hội.
Dòng 50:
===Mỹ Latin===
[[Tập tin:Venezuelan eating from garbage.jpg|nhỏ|Một người Venezuela đang thưởng thức ngon lành đồ ăn kiếm được từ một bãi rác]]
Một mô hình khác phát triển tại Mỹ Latin. Các lãnh đạo xã hội chủ nghĩa tuyên bố chống "chủ nghĩa đế quốc kinh tế", toàn cầu hóa quyết liệt. Đây là một xu hướng ngược với Trung quốc, nơi khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, và tham gia toàn cầu hóa cạnh tranh kinh tế. Quá trình quốc hữu hóa ở các nước Mỹ Latinlatin tuyên bố xã hội chủ nghĩa (không chịu ảnh hưởng [[chủ nghĩa Marx]]) theo các phương thức gây tranh cãi, nhất ban đầuliên hệ với [[chủ nghĩa xã hội dân chủ]] và được sự ủng hộ củakhá lớn dân chúng. Các nước này có thành phần kinh tế tư nhân chiếm một vai trò đáng kể, và tương lai các nước này không thật sự rõ ràng, do duy trì dân chủ đại nghị, [[bầu cử tự do]] theo nhiệm kỳ, sức ép đối lập và tăng trưởng kinh tế thất thường thậm chí rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội như [[cuộc khủng hoảng tại Venezuela]]. Theo một số nhà lý luận thì phong trào cánh tả ở Mỹ Latin mang màu sắc [[chủ nghĩa dân tộc]] nhiều hơn. Ở một số nước, bất bình đẳng xã hội giảm đáng kể nhưng hiệu quả kinh tế thì không rõ ràng do đó mang lại tình trạng đói nghèo phổ biến và sự di chuyển của dòng vốn và chất xám ra khỏi đất nước như là phản ứng của người dân và doanh nghiệp trước những chính sách kinh tế xã hội được mệnh danh là chủ nghĩa xã hội.
 
== Thư mục ==