Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 45:
Trong thế chiến thứ 2, T-34 là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, tính cơ động, hỏa lực và độ tin cậy và khả năng bảo trì của xe; nó cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất, một số chiếc hiện vẫn còn được sử dụng. Ở thời kỳ đầu chiến tranh, T-34 vượt trội hơn hẳn xe tăng [[Panzer III]], [[Panzer IV]] của Đức về cả hỏa lực và vỏ giáp, tuy nhiên những lợi thế này bị hạn chế nhiều do thiếu hệ thống liên lạc bộ đàm và các tổ lái Liên Xô khi đó còn thiếu kinh nghiệm chiến thuật. Hệ thống tháp pháo hai người điều khiển - khá phổ biến ở xe tăng thời đó - khiến người xa trưởng phải kiêm luôn nhiệm vụ nạp đạn và nó tỏ ra kém hiệu quả hơn hệ thống tháp pháo ba người (xa trưởng, pháo thủ và người nạp đạn). Những điểm yếu này đã được các nhà thiết kế khắc phục ở phiên bản nâng cấp T-34/85.
 
T–34 là loại xe có buồng lái chật hẹp, nó bị đánh giá kém về mức độ tiện nghi cho kíp chiến đấu 4 người. T–34 cũng bị coi là quá ồn nên có thể bị phát hiện trong đêm từ khoảng cách 450 đến 500m, vì vậy lính Đức sẽ có được những cảnh báo sớm về vị trí của xe tăng đối phương. Giá trị cao nhất của T–34 là thiết kế hiệu quả cao, giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã ghi nhận nhiều trường hợp T–34 bị bắn bay mất tháp pháo vẫn dễ dàng được sửa chữa trong điều kiện dã chiến, chỉ cần vài giờ lắp tháp pháo mới là xe lại tham gia chiến đấu được ngay. Xe cũng khá nhẹ và động cơ diesel làm mát bằng nước làm tăng độ tin cậy của động cơ cũng như tăng khoảng cách hoạt động của xe. Tốc độ của T–34 cũng là một lợi thế chính yếu so với các xe tăng Đức: Tốc độ tối đa trung bình của các xe tăng Đức là 25 dặm (khoảng 40 km)/giờ trong khi tốc độ tối đa của T–34 là 32 dặm (khoảng 50 km)/giờ. Vỏ thép nghiêng cũng giúp cho T–34 có được sự bảo vệ tốt chống lại đạn pháo Đức, thiết kế này hiệu quả đến nỗi Đức đã copy lại để áp dụng trên loại xe tăng [[Panther]] (Con Báo) và [[Tiger II]] (Vua Cọp).{{fact}}
 
Ưu điểm lớn nhất của xe T-34 chính là thiết kế rất dễ sản xuất của nó: Liên Xô có thể chịu đựng được mức tổn thất lớn của T-34 trên chiến trường vì hệ thống nhà máy của họ cho phép sản xuất rất nhanh hàng nghìn chiếc khác. Trong khi xe tăng của Đức đòi hỏi nhiều giờ công lao động, chi phí và thợ lành nghề để chế tạo, xe T-34 có thể được chế tạo với các thiết bị đơn giản và thợ cơ khí bậc trung. Các nhà máy T-34 nằm sâu sau [[dãy núi Ural|dãy Ural]] nơi không bị ảnh hưởng của các cuộc ném bom của không quân Đức và có thể tăng công suất sản xuất hỗ trợ cho nhau để bù cho số bị thiếu hụt khi một nhà máy gặp vấn đề. Với cùng một chi phí, phía Đức sản xuất được 1 xe tăng Tiger thì phía Liên Xô có thể sản xuất 7-8 xe T-34. Do đó trong chiến trận phía Đức phải tiêu diệt được 7-8 xe tăng T-34 với mức tổn thất 1 xe tăng Tiger của mình thì mới có cơ hội thay đổi được so sánh lực lượng có lợi về phía mình{{fact|date=7-2014}}, tỷ lệ này phía Đức không thể nào có thể đạt được. Thành phố Cheliabinsk (''Челябинск'') tại vùng núi Ural Nga là nơi sản xuất chính loại xe tăng này nhiều đến nỗi thành phố này được gọi là Tankograd (''танкоград'')- thành phố xe tăng. Tổng cộng gần 58.000 chiếc T-34 đã được sản xuất trong Thế chiến 2, nhiều hơn bất kỳ loại xe tăng nào khác.
 
Xe tăng T-34 liên tục được cải tiến trong suốt cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm tăng tính hiệu quả và giảm giá thành, điều này khiến càng lúc càng nhiều xe tăng T-34 được tung ra mặt trận. Đầu năm 1944, T-34 được trang bị pháo 85 mm hỏa lực mạnh hơn, cho phép nó có thể chiến đấu ngang cơ với loại Tiger ở cự ly gần; cùng với vỏ thép tốt hơn; tháp pháo ba người, phẳng hơn biến nó thành mục tiêu có kích thước nhỏ hơn. Kiểu này được gọi là xe tăng T-34/85. Cho đến cuối cuộc chiến, dòng tăng T-34 linh loạt và giá thành thấp đã thay thế nhiều loại xe tăng hạng nhẹ và hạng trung của Liên Xô, trở thành [[sản lượng xe tăng Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai|loại xe tăng được sản xuất chủ yếu trong quân đội Liên Xô lúc đó]] và cũng là loại xe tăng chủ lực của Liên Xô trong suốt [[Cuộc chiến tranh chưa được biết đến|Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại]]. Trên cơ sở khung thân của T-34, Liên Xô cũng chế tạo một loạt các thiết kế [[pháo tự hành]] rất thành công gồm [[SU-85]], [[SU-100]] và [[SU-122]]. Thiết kế cách mạng của T-34 cũng đã dẫn tới việc thiết kế và sản xuất dòng xe tăng lừng danh [[T-54/55]].{{fact}}
 
T-34 là loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai và là xe tăng sản xuất nhiều thứ nhì trên thế giới, sau dòng T-54/55. Tới năm 2010, các xe tăng T-34 vẫn còn được phục vụ trong ít nhất là 27 quốc gia và một số nước sẽ còn tiếp tục sử dụng nó cho tới giữa thế kỷ 21, đưa nó trở thành loại xe tăng có thời gian phục vụ lâu nhất từ trước tới nay.
Dòng 86:
===Vỏ giáp===
[[Tập tin:Russian T-34.jpg|phải|nhỏ|240px|Xe tăng T-34/85 trong bảo tàng]]
Các mẫu T-34 được sản xuất đều có giáp trước thân xe dày 45mm nghiêng 60 độ. Tuy nhiên, giáp trước tháp pháo thì khác nhau ở các phiên bản. T-34 Model 1941 có giáp trước tháp pháo dày 45mm vát nghiêng 50 độ, đến T-34 Model 1942 thì tăng lên 52mm, và tới T-34/85 thì tăng lên 90mm nghiêng hình bán cầu. Một số khu vực ở đằng sau khiên chắn của T-34/85 có lót thêm lớp thép dày 40mm, nên độ dày khu vực này lên tới 130mm thép cong hình bán cầu, còn cao hơn so với giáp trước tháp pháo xe tăng [[Tiger I]] và [[Panther]] của Đức.{{fact}}
 
Lớp giáp được làm vát nghiêng của T-34 đem lại nhiều lợi thế: không chỉ làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, mà giáp thép nghiêng còn tạo ra "hiệu ứng trượt", có tác dụng rất tốt chống lại các loại đạn xuyên giáp động năng được dùng trong Thế chiến 2. Ví dụ, giáp trước thân xe T-34 dày 45mm nghiêng 60 độ, tương đương 90mm thép đặt thẳng đứng, cộng thêm "hiệu ứng trượt" thì sẽ cho hiệu quả tương đương lớp thép dày 122mm khi chống lại đạn pháo cỡ 75mm trên [[Panzer IV]]. Những loại đạn xuyên giáp động năng khi va vào giáp nghiêng sẽ bị "hiệu ứng trượt" làm giảm lực xuyên, thậm chí nếu đạn có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa thì có thể bị trượt nảy ra mà không gây hại gì cho vỏ giáp xe tăng. Trong giai đoạn đầu chiến tranh (năm 1941-1942), đạn pháo 37mm hoặc 50mm trên xe tăng [[Panzer III]] thường xuyên bị trượt văng ra khi bắn vào giáp nghiêng của T-34. Quân Đức cũng phải công nhận sự hiệu quả của thiết kế giáp nghiêng trên T-34 và đã dựa vào đó để thiết kế ra loại xe tăng [[Panther]] (Con Báo).{{fact}}
 
Trong thời gian chiến tranh, sự phát triển công nghệ đã làm các loại pháo tăng trở nên lớn và mạnh hơn rất nhiều, nhất là với xe tăng hạng nặng. Nhìn chung, đến giai đoạn sau chiến tranh, lớp giáp của T-34 không còn đủ để chống chọi tốt với hỏa lực pháo 88mm trên [[xe tăng hạng nặng]] Đức, nhưng vẫn đủ để chống đỡ hiệu quả hỏa lực trên xe tăng hạng trung cùng "hạng cân" với nó là [[Panzer IV]]. Ở góc đứng đối diện, lớp giáp trước tháp pháo của T-34/85 đủ để chịu được đạn xuyên giáp APCBC của pháo 88mm L/56 (trên xe tăng hạng nặng [[Tiger I]]) của Đức từ cự ly trên 1.000 mét, hoặc đạn pháo APCBC cỡ 75mm L/48 (trên xe tăng hạng trung Đức [[Panzer IV]]) từ cự ly khoảng 300 - 500 mét. Các chỉ số tương ứng với giáp trước thân xe là 2.000 mét và 500 mét. So với xe tăng hạng trung cùng kích cỡ của các quốc gia khác (như [[Panzer IV]] của Đức, [[M4 Sherman]] của Mỹ) thì vỏ giáp của T-34/85 vẫn ở mức tốt nhất về các chỉ số.{{fact}}
 
Ở giai đoạn đầu chiến tranh, vỏ giáp của T-34 trội hơn mọi loại xe tăng [[Panzer III]], [[Panzer IV]] của Đức. Đến giữa chiến tranh, các loại xe hạng nặng của Đức như [[Panther]], [[Tiger I]] đã có giáp trước dày hơn T-34 (nhưng đổi lại, các loại xe này đều nặng hơn T-34 rất nhiều khiến độ cơ động bị giảm sút và giá thành trở nên đắt đỏ). Do là [[xe tăng hạng trung]] nên lớp giáp của T-34 không thể tăng lên quá cao (vì sẽ bị mất tính cơ động và chi phí sản xuất bị đẩy lên cao), nhiệm vụ chống đỡ xe tăng hạng nặng Đức là của dòng [[xe tăng Iosif Stalin|xe tăng hạng nặng Iosif Stalin]] có vỏ giáp dày hơn nhiều. Tuy nhiên, bằng việc nâng cấp và hợp lý hóa thiết kế, T-34/85 vẫn duy trì được ưu thế vỏ giáp khi so với xe tăng hạng trung cùng hạng của Đức là [[Panzer IV]], bất kể việc Đức đã liên tục nâng cấp cho Panzer IV. Đến cuối chiến tranh, phiên bản T-34/85 ra đời đã có vỏ giáp trước trội hơn nhiều so với T-34/76, gần bằng so với [[Tiger I]]{{fact}}, và phiên bản hiện đại hóa [[T-44]] thì đã có giáp trước dày hơn cả [[Panther]] và [[Tiger I]] (tuy nhiên T-44 chưa kịp tham chiến thì chiến tranh đã kết thúc).
 
===Hỏa lực===
Dòng 100:
Pháo 76mm L/42 khi dùng đạn xuyên giáp BR-350A có thể chọc thủng lớp giáp trước dày 50mm của xe tăng hạng trung Đức như [[Panzer III]], [[Panzer IV]] Ausf-F từ cự ly 1.200 mét. Đây là loại pháo mạnh hơn so với hầu hết các loại pháo trang bị trên xe tăng hạng trung trên thế giới vào thời điểm năm 1940 (các loại xe tăng Mỹ, Anh, Pháp, Đức khi đó thường chỉ mang pháo từ 50mm trở xuống, hoặc mang pháo 75mm nhưng nòng ngắn). Điều này đem lại cho T-34 ưu thế hỏa lực trong giai đoạn đầu chiến tranh (năm 1941).
 
[[Tập tin:Lavrinenko tank crew, 1941.jpg|nhỏ|phải|256px|Tổ lái xe tăng T-34 của [[Dmitri Lavrienko]], ngoại ô Moskva, 1/10/1941. Chiếc T-34 của Lavrienko đã tiêu diệt được 52 xe tăng Đức trước khi ông hy sinh, đây là chiến sĩ xe tăng có thành tích cao nhất của khối Đồng Minh trong Thế chiến thứ 2{{fact}}]]
Tới đầu năm 1942, để đối phó với T-34, Đức cải tiến và cho ra phiên bản [[Panzer IV]] Ausf-G có giáp trước thân xe dày 80mm, giáp trước tháp pháo dày 50mm. Pháo 76mm L/42 bắt đầu giảm hiệu quả, ở góc đối diện khi dùng đạn xuyên giáp BR-350B, nó vẫn có thể được giáp trước tháp pháo [[Panzer IV]] Ausf-G ở cự ly 1.800 mét, nhưng chỉ có thể bắn xuyên giáp trước thân xe ở cự ly khoảng 500 mét.
 
Dòng 111:
T-34/85 được thiết kế để giành lại ưu thế trước xe tăng hạng trung của Đức, việc đối đầu với xe tăng hạng nặng Đức là nhiệm vụ của [[xe tăng Iosif Stalin]]. Tuy nhiên, T-34/85 vẫn đủ sức đối đầu với xe tăng hạng nặng Đức nếu tác chiến ở cự ly ngắn hoặc trung bình. Khi đứng đối diện, đạn xuyên giáp [[BR-365 APCBC]] của pháo 85mm có thể xuyên thủng giáp trước thân xe của [[xe tăng hạng nặng]] Đức là [[Tiger I]] ở cự ly khoảng 1.000 mét, xuyên được giáp trước tháp pháo ở cự ly 500 mét, còn nếu bắn ngang hông của Tiger I thì có thể xuyên thủng ở cự ly tới 1.600 mét. Nếu sử dụng đạn xuyên giáp cao cấp [[BR-365P APCR]] (lõi tungsten), T-34/85 có thể bắn xuyên mặt trước tháp pháo của [[Tiger I]] ở cự ly khoảng 800 mét hoặc xuyên được giáp trước thân xe ở cự ly 1.100 mét, đủ để hạ gục Tiger I ở cự ly chiến đấu tầm trung.
 
Tuy nhiên, thử nghiệm ở Kubilka cho thấy T-34 còn có thể tiêu diệt Tiger I ở cự ly xa hơn so với các con số về lý thuyết ở trên{{fact}}, bởi kim loại làm vỏ giáp của [[Tiger I]] có chất lượng không cao (một vấn đề xảy ra với phần lớn các xe tăng Đức giai đoạn nửa sau thế chiến 2, bởi người Đức ngày càng khó tìm đủ quặng để sản xuất ra loại thép hợp kim chất lượng cao). Ngay cả ở cự ly 1.500 mét, đạn xuyên giáp 85mm dù không thể xuyên thủng được giáp trước thân xe của [[Tiger I]] nhưng động năng của viên đạn có thể gây nứt và suy yếu kết cấu vỏ giáp, và đến phát đạn thứ 2 (cũng ở 1.500 mét) thì viên đạn 85mm có thể xé rách giáp trước của Tiger I<ref>http://tankarchives.blogspot.com/2013/03/soviet-85-mm-guns-vs-tigers.html</ref>.
 
[[File:T-34-85-Interior.jpg|left|thumb|280px|Cấu tạo bên trong T-34-85.]]
Nhìn chung, nếu đánh trực diện ở cự ly xa (trên 1&nbsp;km), Tiger với lớp giáp dày hơn và pháo mạnh hơn sẽ vượt trội hoàn toàn so với T-34. Tuy nhiên, do vật cản, khói bụi và sự hỗn loạn của chiến trường, phần lớn các cuộc đấu tăng thời đó chỉ xảy ra ở cự ly 1.000 mét đổ lại, do vậy ưu thế đánh xa của Tiger ít khi được phát huy. Ngược lại, nếu Tiger không phát hiện và bắn trúng được T-34/85 trước khi nó áp sát vào tầm 1.000 mét, lợi thế cận chiến khi đó sẽ nghiêng về T-34 nhờ tốc độ cao và độ linh hoạt của nó. Mặt khác, nếu T-34/85 dùng lối đánh tạt sườn và ngắm bắn được vào phần hông xe của Tiger (nơi có giáp mỏng hơn), nó có thể tiêu diệt Tiger từ cự ly tới 1,5&nbsp;km. Cộng thêm ưu thế số lượng (do giá thành sản xuất rẻ và dễ sửa chữa), trong giai đoạn cuối chiến tranh, T-34/85 đã hoàn toàn áp đảo Tiger.
 
Một ví dụ về tính hiệu quả của T-34/85 trong giai đoạn cuối chiến tranh là [[trận Kielce-Khmielnik]], diễn ra trong [[Chiến dịch Wisla-Oder]]. Ngày 13/1/1945, [[Tiểu đoàn tăng hạng nặng số 524]] của Đức có trong trang bị 23 xe tăng hạng siêu nặng [[Tiger II]] và 29 xe tăng hạng nặng [[Tiger I]] đã tấn công từ [[Khmielnik]] ở phía Nam và từ khu vực gần [[Kielce]] về phía bắc, ngoài ra tiểu đoàn 424 còn được yểm trợ bởi 13 xe tăng [[Panther]] từ Sư đoàn xe tăng số 16. Lữ đoàn xe tăng cận vệ số 61 của Liên Xô đã huy động 40 xe tăng [[T-34]]/85 chặn đánh ở làng Lisow. Các xe tăng [[T-34]]/85 đã ngụy trang khéo léo, chờ đến khi xe tăng Đức vào phạm vi 150 mét thì mới nổ súng, phá hủy ngay lập tức 4 chiếc Tiger và phá hủy tiếp 9 chiếc khác sau đó, khiến quân Đức phải rút lui. Sau thất bại của cuộc tấn công đầu tiên, người Đức huy động 30 xe tăng Tiger (một nửa trong số đó là Tiger II) và 13 xe tăng [[Panther]] để tấn công lần nữa. Bất chấp việc quân Đức có ưu thế vượt trội (40 xe tăng hạng trung T-34 Liên Xô phải chống lại 43 xe tăng hạng nặng Đức){{fact}}, các xe T-34-85 sử dụng ưu thế cơ động đã liên tục di chuyển giữa những ngôi nhà đang cháy, và tiếp tục bắn vào xe tăng Đức ở cự ly gần. Đến 6 giờ tối, trận đánh kết thúc. Quân Đức tổn thất nặng với 7 chiếc [[Tiger I]], 5 chiếc Tiger II và 5 xe tăng [[Panther]] đã bị phá hủy hoặc bị bỏ lại, nhiều xe khác bị hỏng nặng nhưng được kéo về. Tổng cộng trong 2 đợt tấn công thất bại, phía Đức đã bị phá hủy ít nhất 35 xe tăng các loại (gồm phần lớn là các xe tăng hạng nặng [[Tiger I]] và [[Tiger II]]), nhiều xe khác bị hỏng nặng. Trong khi đó, Liên Xô chỉ tổn thất 11 xe tăng [[T-34]]/85 bị phá hủy và 11 chiếc khác bị hư hại nhưng có thể sửa lại dễ dàng (số xe hỏng được sửa chữa xong vào ngay hôm sau). [[Tiểu đoàn xe tăng hạng nặng số 524]] tinh nhuệ của Đức gần như bị xóa sổ sau thất bại này, cả tiểu đoàn trưởng cũng tử trận<ref>https://forums.spacebattles.com/threads/tiger-armageddon-near-lisow.385154/</ref><ref>http://www.feldgrau.net/forum/viewtopic.php?t=13910</ref>
 
=== Sản xuất ===