Khác biệt giữa bản sửa đổi của “HMHS Britannic”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 48:
 
== Lịch sử ==
=== Không còn kiểu thiết kế như thảm họa chết chóc ''Titanic'' ===
Sau thảm họa ''Titanic'', cùng với những yêu cầu sau đó, một vài thay đổi đã được áp dụng trên con tàu thứ ba trong bộ ba tàu hạng sang. Các kiểu thiết kế mới trên ''Britannic'' được hoàn thành trước khi con tàu hạ thủy (với ''Olympic'' thì được đưa về xưởng [[Harland and Wolff|Harland và Wolff]] để tân trang sau khi đã hạ thủy). Những thay đổi chính gồm có việc lắp đặt thân hai lớp cho buồng máy và nồi hơi, và nâng cao các vách ngăn buồng kín nước lên đến boong B. Một thay đổi dễ nhận thấy là sự điều chỉnh các [[cần trục]] neo, mỗi cần trục có thể giữ được đến 6 [[thuyền cứu sinh]]. Những thuyền cứu sinh cộng thêm cũng được giữ trong phạm vi của cần trục, và trong các tình trạng khẩn cấp, cần trục thậm chí có thể vươn tới bên kia con tàu. Mục đích của kiểu thiết kế này, là để đảm bảo tất cả thuyền cứu sinh đều được sử dụng, cho dù con tàu có thể nghiêng đến mức không thể hạ thủy các thuyền cứu sinh ở phía đối diện. Những cần trục này đã không được sử dụng trên ''Olympic''.
Thân tàu ''Britannic'' cũng dày hơn 0.61 m so với ''Titanic'' và ''Olympic'', cũng do việc thiết kế lại sau thảm họa Titanic. Để vẫn có tốc độ 39 km/h, xưởng đóng tàu đã lắp đặt một tuốc-bin lớn hơn, có công suất 18,000 mã lực, so với ''Olympic'' và ''Titanic'' là 16,000 mã lực để bù cho bề dày lớn hơn của con tàu.