Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đình Cam Giá (Ninh Bình)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
== Lịch sử ==
Tương truyền,thời Trần có một người con rể làng Cam Giá thuê thợ tạc và chạm khắc những con voi đá, ngựa đá nên từ khi những con Voi đá,Ngựa đá được đặt ở đình làng,nhân dân đã quen gọi đình Cam Gía là đình voi đá ngựa đá. Đến thời [[Hậu Lê]] được tu sửa lại. Cũng có lúc những con voi đá, ngựa đá bị hỏng, nhưng người dân nơi đây đồng lòng đón những con voi đá, ngựa đá trở về trước ngày tái lập tỉnh [[Ninh Bình]].
 
== Lễ hội ==
 
Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào ngày 12-10 âm lịch. Lễ hội tôn vinh các thần hoàng đã được phong sắc. Sắc phong sớm nhất đề ngày 21-5 Cảnh Thịnh thứ 4 (1796) cho phép lành tôn thờ [[Lã Gia]] là “Thượng đẳng tối linh đại vương” đã có công đức “Bảo dân quốc hùng lược an dân”. Tiếp sau là hai vị sắc phong thần Hoàng làng đó là [[Hồng Đức Thái sư Câu mang]], người có công khai phá đất Cam Giá, giáo dân, truyền dạy chữ nghĩa. Vị thần Hoàng làng thứ ba được tôn thờ là Quận công [[Lê Trung Nghĩa]]. Trong sắc phong thời Nguyễn ([[Tự Đức]]) có đoạn: “Quận công Lê húy Trung Nghĩa sĩ Lê triều phụ quốc thượng tướng quân tá đô đốc hữu tự mãn Lê triều Cảnh Hưng Cảnh Thịnh”. Quận công [[Lê Trung Nghĩa]](có họ là Nguyễn được đổi lấy họ vua) vừa là quan lớn của triều đình Lê, lại là rể làng nên làng Cam Giá được ông tặng một số ruộng tốt (khoảng 14 mẫu) để lấy hoa lợi gây công quỹ chi phí cho lễ hội hàng năngnăm của làng.
 
Tất cả 8 giáp trong làng đều có phần ruộng công để thu hoa lợi dùng vào việc mua đồ tế lễ hàng năm mà chủ yếu là mua gạo nếp hương hoa vàng thơm ngon để làm món xôi đâm. Bản thân những công việc đồ xôi, đâm xôi, đơm lễ, khám xôi (chấm thi) chia phần bận rộn suốt chiều hôm trước đến quá trưa hôm sau đã là sự phô diễn những vẻ đẹp hồn hậu, trong sáng của cả dân làng góp nên sự hân hoan nồng nhiệt của lễ hội đình Voi đá ngựa đá làng Cam Giá.