Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Chu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 171:
Mối quan hệ này được thể hiện gián tiếp bởi chúa tể hay nhà vua (đường ngang ở giữa). Trời ("thiên") muốn rằng con người sẽ có được mọi thứ nhu cầu của mình, và vị vua, theo ý của "thiên mệnh" được chỉ định bởi trời để coi sóc sự thịnh vượng của mọi người dân. Đây là một "Chiếu chỉ" hay "Sự uỷ nhiệm" của trời. Nếu vị vua chúa trở nên ích kỷ hay không thể chấp nhận được, không thể chăm sóc người dân, trời bãi bỏ sự uỷ nhiệm của mình và trao cho người khác.
 
Để có thể mang trong mình thiên mệnh, một vị vua phải có đủ đức độ để dùng ân đức, ứng đối người. Có được tài thì dùng tài lẻ của mình, cho việc binh gia, thu phục kẻ hiền sĩ, lấy quốc làm trọng, ứng trong mình mệnh trời. Coi bốn biển là nhà, coi bách tính như con, chăm lo quốc sự thì có được sự kính nể của trăm quan, có được sự tin tưởng là mang trong mình nghĩa cử lớn thì có thể nói là thành công mang trên mình mệnh thiên hạ.
Cách duy nhất để biết được sự uỷ nhiệm đã được thông qua là lật đổ vị vua chúa đó; nếu việc lật đổ thành công, thì sự uỷ nhiệm đã được trao cho người kia, nhưng nếu thất bại, thì sự uỷ nhiệm vẫn thuộc về nhà vua. Mệnh Trời có thể là khái niệm về mặt chính trị và xã hội bị chỉ trích nhiều nhất trong văn hoá Trung Quốc. Nó giải thích những thay đổi trong lịch sử, nhưng cũng cung cấp một lý thuyết đạo đức sâu sắc về triều đình dựa trên sự vị tha cống hiến của người cai trị đối với lợi ích đại chúng. Quan niệm này cũng tái tạo lại quan niệm Trung Quốc về Trời, vốn bắt nguồn từ khái niệm trước đó về một "Thượng đế", ("Shang-Ti") thành một lực lượng cai trị vũ trụ đạo đức. Chính khía cạnh đạo đức này của Trời và "Mệnh Trời", đã ảnh hưởng đến khuynh hướng chung của văn hoá và triết học Trung Quốc, có lẽ chú trọng tới đạo đức và các vấn đề xã hội – hơn là những nền văn hoá cổ khác.
 
== Nhà Đông Chu ==